Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều

566

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Chia sẻ và đọc, Viết, Đọc, Nói và nghe, Tự đọc sách báo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23 Chơi bán hàng

Chia sẻ

Tiếng Việt lớp 2 trang 22 Câu 1: Hãy kể tên một vài người bạn của em.

Phương pháp giải:

Em liên hệ bản thân để trả lời.

Lời giải:

Những người bạn của em là: Bích Ngọc, Minh Tuấn, Thúy Hằng, Phạm Hùng.

Tiếng Việt lớp 2 trang 22 Câu 2: Em và các bạn thường làm gì cùng nhau?

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều (ảnh 16)

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều (ảnh 15)

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều (ảnh 14)

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân để trả lời.

Lời giải:

Em và các bạn thường đọc sách, chơi cầu lông, chơi nhảy dây với nhau.

Đọc

Chơi bán hàng

Bé Hương và bé Thảo

Rủ nhau chơi bán hàng

Hương có củ khoai lang

Nào, Thảo mua đi nhé.

 

Thảo cười như nắc nẻ

Nhặt một chiếc lá rơi

Tớ trả đủ tiền rồi

Được mang về nhà chứ?

 

Rồi Thảo bẻ hai nửa

Mời người bán ăn chung

Vị bùi khoai đất bãi

Thơm ngọt ngào chiều đông.

                     NGUYỄN VĂN THẮNG

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều (ảnh 13)

- Cười như nắc nẻ: cười giòn, liên tục.

- Bùi: có vị ngon, hơi béo.

- Bãi: khoảng đất bồi ở ven sông, ven biển hoặc nổi lên giữa dòng nước lớn.

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 23 Câu 1: Đọc khổ thơ 1 và cho biết:

a) Hương và Thảo chơi trò gì?

b) Hàng để hai bạn mua bán là gì?

c) Ai là người bán? Ai là người mua?

Phương pháp giải:

Em chú ý đọc kĩ khổ thơ thứ nhất.

Lời giải:

a. Hương và Thảo chơi trò bán hàng.

b. Hàng để hai bạn mua bán là củ khoai lang.

c. Hương là người bán, Thảo là người mua.

Tiếng Việt lớp 2 trang 23 Câu 2: Bạn Thảo mua khoai bằng gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ hai.

Lời giải:

Bạn Thảo mua khoai lang bằng một chiếc lá rơi.

Tiếng Việt lớp 2 trang 23 Câu 3: Trò chơi của hai bạn kết thúc thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ cuối cùng.

Lời giải:

Trò chơi của hai bạn kết thúc khi Thảo mua được của khoai lang xong đã chia cho Hương một nửa.

Tiếng Việt lớp 2 trang 23 Câu 4: Theo em, khổ thơ cuối nói lên điều gì?

a) Khen khoai đất bãi rất bùi.

b) Khen khoai đất bãi rất ngọt.

c) Khen khoai ngọt bùi, khen tình bạn giữa Hương và Thảo

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ cuối 

Lời giải:

Khổ thơ cuối khen khoai ngọt bùi, khen tình bạn giữa Hương và Thảo 

Chọn đáp án: c

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 23 Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều (ảnh 12)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ rồi sắp xếp thành các nhóm thích hợp.

Lời giải:

- chỉ người: Thảo, Hương, người bán

- chỉ vật: khoai lang, tiền, lá, đất, nhà

- chỉ thời gian: mùa đông, chiều

Tiếng Việt lớp 2 trang 23 Câu 2: Cùng bạn nói về hình ảnh minh hoạ bài thơ:

a) Đây là bạn Hương. Bạn Hương là...

b) Đây là bạn Thảo. Bạn Thảo là...

c) Đây là chiếc lá. Chiếc lá là...

(M) Đây là trò chơi bán hàng. Bán hàng là một trò chơi của trẻ em.

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh, đọc lại bài thơ rồi điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

Lời giải:

a) Đây là bạn Hương. Bạn Hương là người bán.

b) Đây là bạn Thảo. Bạn Thảo là người mua.

c) Đây là chiếc lá. Chiếc lá là tiền mua hàng.

Tiếng Việt lớp 2 trang 24, 25 Ếch con và bạn. Chữ hoa B

Tiếng Việt lớp 2 trang 24 Câu 1: Tập chép

Ếch con và bạn

Ếch con nhìn xuống nước

Thấy một bạn ếch con

Hai mắt chủ xoe tròn

Rồi reo lên: “Chào bạn!”.

 

Chú ếch kia lẳng lặng

Không đáp lại một câu

Hai con ếch giống nhau

Đều tròn xoe đôi mắt.

Khuyết danh

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều (ảnh 11)

Tiếng Việt lớp 2 trang 24 Câu 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống: g hay gh?

□à trống

tiếng □áy

□i nhớ

cái □ối

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều (ảnh 10)

Phương pháp giải:

Em ghi nhớ quy tắc sử dụng g/gh:

- gh: đi cùng với các nguyên âm i, e, ê

- g: đi cùng với các trường hợp còn lại

Lời giải:

gà trống

tiếng gáy

ghi nhớ

cái gối

Tiếng Việt lớp 2 trang 24 Câu 3: Viết vào vở 10 chữ cái trong bảng sau:

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều (ảnh 9)

Học thuộc lòng bảng chữ cái vừa viết.

Phương pháp giải:

Em xem kĩ cách đọc tên ở cột thứ 3 rồi điền chữ cái tương ứng vào cột thứ 2.

Lời giải:

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều (ảnh 8)

Tiếng Việt lớp 2 trang 25 Câu 4: Tập viết

a. Viết chữ hoa B

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều (ảnh 7)

b. Viết ứng dụng: Bạn bè giúp đỡ nhau

Phương pháp giải:

Em quan sát chữ viết mẫu, chú ý thứ tự viết các nét

Lời giải:

* Cấu tạo: Gồm nét móc ngược trái và nét cong trái, nét cong phải kết hợp với nét thắt

* Cách viết:

- Bước 1: Đặt bút dưới ĐK ngang 4, trước ĐK dọc 3, viết một nét móc ngược trái sát bên phải ĐK dọc 2, hơi lượn vòng khi bắt đầu và dừng bút dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 2.

- Bước 2: Lia bút đến điểm trên ĐK ngang 3, sát bên phải ĐK dọc 2, viết nét cong trái, liền mạch viết nét cong phải nhỏ và nét cong phải to kết hợp với nét thắt (cắt ngang nét móc ngược trái giữa ĐK ngang 2, 3) và dừng bút dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 3 (Lưng của nét cong trái chưa tiếp xúc với ĐK dọc 1; Lưng của nét cong phải nhỏ tiếp xúc với ĐK dọc 3; Lưng của nét cong phải to lấn sang bên phải ĐK dọc 3)

Tiếng Việt lớp 2 trang 25, 26, 27 Mít làm thơ

Đọc

Mít làm thơ

1. Mít là một cậu bé rất ngộ nghĩnh. Một lần, Mít đến nhà thi sĩ Hoa Giấy học làm thơ. Hoa Giấy bảo:

- Thơ phải có vần. Hai tiếng có phần cuối giống nhau thì gọi là bắt vần với nhau. Cậu hãy tìm một tiếng vần với bé xem nào!

- Phé – Mít đáp.

- Phé là gì? Vần thì vẫn nhưng phải có nghĩa chứ.

- Mình hiểu rồi. Thật kì diệu!

Về đến nhà, Mít đi đi lại lại, vò đầu bứt tai. Đến tối thì bài thơ hoàn thành.

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều (ảnh 6)

2. Mít gọi các bạn đến, tặng thơ. Đây là thơ tặng Biết Tuốt:

               Một hôm, đi dạo qua dòng suối

               Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối.

Biết Tuốt la lên:

- Tớ nhảy qua con cá chuối bao giờ?

- Nói cho có vần thôi! – Mít giải thích.

- Vần gì thì cũng phải đúng sự thật chứ!

Các bạn không muốn nghe thơ Mít nữa. Họ cho là Mít định chế giễu họ và dọa không chơi với Mít.

Đó là lần đầu tiên Mít làm thơ.

Theo NÔ-XỐP (Vũ Ngọc Bình dịch)

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều (ảnh 5)

- Ngộ nghĩnh: có những nét hay hay, khác lạ, buồn cười một cách đáng yêu.

- Thi sĩ: nhà thơ.

- Kì diệu: lạ và hay, làm người ta phải ca ngợi.

- Cá chuối (cá quả, cá lóc, cá tràu): loài cá sống ở nước ngọt, thân tròn, dài.

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 26 Câu 1: Ai dạy Mít làm thơ?

Phương pháp giải:

Em đọc phần đầu tiên của đoạn văn thứ 1.

Lời giải:

Người dạy Mít làm thơ là thi sĩ Hoa Giấy.

Tiếng Việt lớp 2 trang 26 Câu 2: Mít tặng Biết Tuốt câu thơ như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc phần đầu đoạn văn thứ hai.

Lời giải:

Mít tặng Biết Tuốt câu thơ:

Một hôm, đi dạo qua dòng suối

Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối.

Tiếng Việt lớp 2 trang 26 Câu 3: Vì sao các bạn tỏ thái độ giận dỗi với Mít?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2.

Lời giải:

Các bạn tỏ thái độ giẫn dỗi với Mít vì cho rằng Mít làm thơ tặng các bạn với mục đích là muốn chế giễu các bạn.

Tiếng Việt lớp 2 trang 26 Câu 4: Hãy nói 1 – 2 câu để giúp Mít giải thích cho các bạn hiểu và không giận Mít.

(M) Xin lỗi các cậu. Tớ mới tập làm thơ mà.

Phương pháp giải:

Em tự xin lỗi và tìm một lí do giải thích cho lỗi của Mít.

Lời giải:

Mình xin lỗi các cậu. Mình đang tập làm thơ cho có vần thôi.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 27 Câu 1: Theo lời Hoa Giấy, hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc lại đoạn văn thứ nhất.

Lời giải:

Theo lời thi sĩ Hoa Giấy, hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần cuối giống nhau.

Tiếng Việt lớp 2 trang 27 Câu 2: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ Mít tặng Biết Tuốt.

Phương pháp giải:

Em đọc lại hai câu thơ mà Mít tặng Biết Tuốt.

Lời giải:

Những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ Mít tặng Biết Tuốt: suối – chuối

Tiếng Việt lớp 2 trang 27 Mít làm thơ

Tiếng Việt lớp 2 trang 27 Câu 1: Phân vai, đọc lại truyện Mít làm thơ (các vai: người dẫn chuyện, Mít, Hoa Giấy, Biết Tuốt)

Lời giải:

Em thực hiện hoạt động này trên lớp.

Tiếng Việt lớp 2 trang 27 Câu 2: Kể lại một đoạn truyện em thích.

a. Đoạn 1: Mít là ai? Mít đến gặp thi sĩ Hoa Giấy làm gì? Mít học được điều gì về thơ?

b. Đoạn 2: Mít mời ai đến để tặng thơ? Mít tặng Biết Tuốt câu thơ thế nào? Vì sao các bạn giận Mít.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại nội dung câu chuyện, dựa vào câu hỏi gợi ý để trả lời.

Lời giải:

a. Đoạn 1:

Mít là một cậu bé rất ngộ nghĩnh. Mít đến gặp thi sĩ Hoa Giấy để học cách làm thơ. Thi sĩ Hoa Giấy dạy Mít cách gieo vần trong thơ. Hai tiếng có phần cuối giống nhau thì gọi là bắt vần với nhau. Khi đã hiểu về vần, Mít bắt tay vào làm thơ.

b. Đoạn 2:

Mít gọi các bạn đến để tặng thơ. Đây là câu thơ Mít đã tặng Biết Tuốt:

Một hôm, đi dạo qua dòng suối

Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối.

Nghe xong thơ mà Mít tặng mình, các bạn đều rất giận Mít. Mọi người đều nghĩ Mít làm thơ để chế giễu họ. Đó là lần đầu tiên Mít làm thơ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 27, 28 Viết tên riêng theo thứ tự bảng chữ cái

Tiếng Việt lớp 2 trang 27 Câu 1: Đọc bản danh sách học sinh dưới đây:

Danh sách học sinh tổ 1, lớp 2A

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều (ảnh 4)

- Bản danh sách gồm những cột nào?

- Tên học sinh trong danh sách được xếp theo thứ tự nào?

- Đọc danh sách theo hàng ngang (không đọc tên cột).

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ bản danh sách.

Lời giải:

- Bản danh sách gồm có 5 cột:

+ Số thứ tự

+ Họ và tên

+ Nam, nữ

+ Ngày sinh

+ Nơi ở

- Tên học sinh trong danh sách được xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

- Đọc danh sách theo hàng ngang:

+ Thứ nhất là bạn Nguyễn Việt Anh, giới tính nữ, sinh ngày 15 – 2 – 2014, hiện đang ở số 5 phố Quang Trung.

+ Thứ hai là bạn Lê Thị Thanh Bình, giới tính nữ, sinh ngày 22 – 1 – 2014, hiện đang ở số 44 phố Lý Quốc Sư

+ Thứ ba là bạn Hoàng Quốc Cường, giới tính nam, sinh ngày 25 – 6 – 2014, hiện đang ở số 9 ngõ Bảo Khánh

+ Thứ tư là bạn Trần Phương Dung, giới tính nữ, sinh ngày 10 – 2 – 2014, hiện đang ở số 11 phố Tràng Thi

+ Thứ năm là bạn Nguyễn Hoàng Giang, giới tính nam, sinh ngày 11 – 8 – 2014, hiện đang ở số 90 phố Hàng Bông

+ Thứ sáu là bạn Bùi Thu Hiền, giới tính nữ, sinh ngày 20 – 4 – 2014, hiện đang ở số 29 phố Hàng Gai

+ Thứ bảy là bạn Ngô Văn Hưng, giới tính nam, sinh ngày 18 – 3 – 2014, hiện đang ở số 18 phố Nhà Chung

+ Thứ tám là bạn Lê Hoàng Đức Thắng, giới tính nam, sinh ngày 19 – 8 – 2014, hiện đang ở số 15 ngõ Hội Vũ

Tiếng Việt lớp 2 trang 28 Câu 2: Cách viết các từ ở nhóm (1) và nhóm (2) khác nhau thế nào? Vì sao?

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ hai cột.

Lời giải:

Các từ ở nhóm (1) là danh từ chung nên viết thường, các từ ở nhóm (2) có chứa tên riêng (người, địa điểm) nên cần viết hoa chữ cái đầu tiên của những tiếng tạo thành tên riêng đó.

Tiếng Việt lớp 2 trang 28 Câu 3: Viết họ, tên 5 bạn học sinh tổ em, xếp tên theo thứ tự trong bảng chữ cái.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

Viết họ và tên của 5 bạn tổ em, xếp tên theo tứ tự bảng chữ cái:

- Phạm Bình An

- Nguyễn Phương Bắc

- Bùi Thu Dung

- Đặng Hương Giang

- Phạm Hoàng Hoa

Tiếng Việt lớp 2 trang 28, 29 Đọc sách báo viết về tình bạn

Tiếng Việt lớp 2 trang 28 Câu 1: Em hãy mang đến lớp một quyển sách hoặc bài báo viết về tình bạn. Giới thiệu về sách, báo với các bạn.

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em giới thiệu về cuốn sách trên một số ý sau:

- Tên sách

- Tác giả

- Nhà xuất bản

- Viết về điều gì?

Lời giải:

Tham khảo:

Cuốn sách mà mình mang đến là Trên đôi cánh chuồn chuồn của tác giả Trần Đức Tiến. Sách do Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Đọc cuốn sách này, bạn sẽ có cơ hội kết bạn với một cậu bé, cậu ấy sẽ đưa bạn đi ngắm nhìn những cảnh sắc tươi đẹp, yên bình của làng quê Việt Nam. Kể cho bạn nghe những câu chuyện ấu thơ của cậu ấy. Mình rất yêu cuốn sách này.

Tiếng Việt lớp 2 trang 29 Câu 2: Tra mục lục, tìm đọc một truyện (hoặc một bài thơ) em thích. Viết vào vở hoặc phiếu đọc sách (theo mẫu của trường) 1 – 2 câu về nhân vật hoặc câu thơ em thích.

M:

Sinh nhật của Marica

Tiếng Việt lớp 2 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Bài 3: Bạn bè của em – Cánh diều (ảnh 1)

Sáng hôm ấy, thầy giáo vào lớp, vui vẻ nói:

- Hôm nay là sinh nhật Ma-ri-ca. Chúng ta cùng chúc mừng bạn nhé!

Cả lớp chúc mừng Ma-ri-ca bằng một tràng pháo tay. Rồi thầy thay mặt các bạn trong lớp tặng Ma-ri-ca một quyển truyện cổ tích.

- Còn đây là một bài tập đặc biệt. – Thầy giáo nói.

Đó là bài tập giải ô chữ. Cả lớp nhanh chóng làm bài tập, rồi đồng thanh nói lời giải: “Ma-ri-ca!”.

Giờ ra chơi, thầy dẫn Ma-ri-ca đến góc sinh nhật của lớp. Em nắn nót ghi lên đó điều ước của mình và dán một bức ảnh mới bên cạnh anh em hồi lớp 1 trông rất ngộ nghĩnh.

Đến tiết Mĩ thuật, mỗi bạn đều vẽ tặng Ma-ri-ca một bức tranh có ghi lời chúc mừng. Trong tiết Âm nhạc, bạn thì hát, bạn thì múa, bạn đọc thơ chúc mừng.

Trước khi ra về, mỗi bạn đều đến chỗ Ma-ri-ca, mỉm cười tạm biệt, nói những lời tốt đẹp. Gương mặt Ma-ri-ca rạng ngời hạnh phúc và lòng biết ơn. Em vội về nhà để chia sẻ niềm vui với người thân.

Theo A-MÔ-NA-SI-LI (Vũ Nho dịch)

Lời giải:

Em tự thực hiện hoạt động.

Tiếng Việt lớp 2 trang 29 Câu 3: Đọc lại (hoặc kể lại một đoạn truyện, bài thơ, bài báo em thích (hoặc những gì em đã viết) cho các bạn nghe.

Lời giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập.

Đánh giá

0

0 đánh giá