Mã hoá. Để bảo mật nội dung một văn bản khỏi những người không có thẩm quyền tình cờ nhìn thấy

306

Với Giải Câu 23.5 trang 49 SBT Tin học 10 trong Bài 23: Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách Sách bài tập Tin học 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin học 10.

Mã hoá. Để bảo mật nội dung một văn bản khỏi những người không có thẩm quyền tình cờ nhìn thấy

Câu 23.5 trang 49 SBT Tin học 10: Mã hoá. Để bảo mật nội dung một văn bản khỏi những người không có thẩm quyền tình cờ nhìn thấy người ta thường mã hoá văn bản đó theo một cách nào đó. Một trong những cách đơn giản nhất là "tịnh tiến kí tự": thay thế mỗi kí tự trong văn bản bằng kí tự đứng cách nó k đơn vị trong bảng mã ASCII. Ví dụ, nếu chọn cách mã hoá các kí tự bằng kí tự đứng cách nó 3 đơn vị trong bảng mã ASCII thì bản rõ LONG sẽ trở thành ORQJ. Trong lĩnh vực mã hoá, văn bản ban đầu được gọi là bản rõ, văn bản thu được sau khi mã hoá được gọi là bản mã, số tự nhiên k được gọi là khoá.

Giả sử bản rõ là một danh sách, mỗi phần tử là một kí tự trong bảng chữ cái tiếng Anh in hoa và các dấu cách, dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu nháy. Viết chương trình nhập khoá k là số tự nhiên nhỏ hơn 5, thực hiện mã hoá danh sách đó bằng phương pháp tịnh tiến kí tự và in bản mã ra màn hình.

Gợi ý: sử dụng hàm chr() để xác định kí tự có thứ tự là n và hàm ord(<kí tự>) để nhận số thứ tự của <kí tự> trong bảng mã ASCII. Ví dụ chr(65) sẽ cho kí tự A, ord(C) sẽ cho giá trị là số nguyên 67.

Lưu ý: Việc yêu cầu k < 5 chỉ nhằm mục đích tất cả các kí tự trong bản mã đều hiển thị được trên màn hình.

Lời giải:

Chương trình có thể viết như sau:

# Mã hoá

ban_ro = ['M', 'Y', ' ', 'N', 'A', 'M', 'E', ':', ' ', 'L', 'O', 'N', 'G']

# Ví dụ minh hoạ bản rõ

khoa = int(input(' Nhập số tự nhiên k < 5: '))

  ban_ma = []

for kitu in ban_ro:

ban_ma.append(chr(ord(kitu) + khoa))

print(ban_ma)

 (ảnh 1)

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá