Tài liệu tác giả tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Thư lại dụ Vương Thông lớp 10.
Thư lại dụ Vương Thông - Ngữ văn lớp 10
Tác giả: Nguyễn Trãi
1. Tiểu sử
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), nhưng lớn lên cùng gia đình ở làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.
- Thân phụ là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh dưới triều Trần. Thân mẫu là Trần Thị Thái - con quan tư đồ Trần Nguyên Đán.
- Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh và làm quan cùng cha dưới triều Hồ.
- Năm 1407, triều Hồ sụp đổ, giặc Minh bắt ông và cha đưa về Trung Quốc.
- Khoảng năm 1423, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn theo giúp Lê Lợi và dâng Bình Ngô sách.
- Năm 1427, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế và giao cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo.
- Năm 1437, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Đến năm 1440, vua Lê Thái Tông mời ông ra giúp nước.
- Năm 1442, Nguyễn Trãi bị bọn gian thần vu cho tội giết vua và phải chịu thảm án "tru di tam tộc".
- Năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho Nguyễn Trãi.
- Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới".
2. Sự nghiệp sáng tác
a. Nội dung thơ văn
- Thơ văn Nguyễn Trãi phong phú, đa dạng về đề tài, cảm hứng; giàu giá trị tư tưởng và đậm tính trữ tình. Nổi bật trong các tác phẩm của ông là tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên và những ưu tư về thế sự.
b. Đặc điểm nghệ thuật
- Thơ văn Nguyễn Trãi kết tinh nhiều thành tựu nghệ thuật đặc sắc; góp phần quan trọng vào sự phát triển, hoàn thiện một số thể loại văn học trung đại Việt Nam: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.
+ Văn chính luận Nguyễn Trãi, đặc biệt là những thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh luôn đạt đến trình độ mẫu mực.
+ Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi hầu hết được sáng tác bằng các thể thơ Đường luật, đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện; ngôn ngữ cô đúc, nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa.
+ Thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm (tiếng Việt) thời trung đại.
- Thơ văn Nguyễn Trãi xứng đáng là tập đại thành của năm thế kỉ văn học trung đại Việt Nam tính đến mốc thế kỉ XV.
c. Các tác phẩm chính
- Văn chính luận: Quân trung từ mệnh tập,...
- Thơ chữ Hán: Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác, Chu trung ngẫu thành, Tự thán, Thần Phù khải khẩu,...
- Thơ chữ Nôm: Quốc âm thi tập,...
3. Vị trí và tầm ảnh hưởng
- Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng dân tộc mà còn là một nhà văn hóa khai sáng, một nhà văn, nhà thơ. Những đóng góp của ông đã tạo ra bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của văn hóa, văn học Việt Nam.
+ Nguyễn Trãi có công rất lớn trong việc giúp Lê Lợi xây dựng một đường lối chính trị và quân sự đúng đắn ngay từ khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Những đóng góp về văn học của Nguyễn Trãi là hết sức to lớn, có giá trị mở đầu cho nhiều truyền thống quý báu của văn học dân tộc.
Tác phẩm: Thư lại dụ Vương Thông
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại: Thư từ
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Thư lại dụ Vương Thông là bức thư số 35 trong “Quân Trung từ mệnh tập” được Nguyễn Trãi viết vào tháng 2 năm năm 1947
3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất
5. Tóm tắt:
Nguyễn Trãi đã thể hiện ý chí quyết chiến quyết thắng và tinh thần yêu chuộng hòa bình của quân dân Đại Việt. Nêu lên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế, phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông Quan và khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc.
6. Bố cục:
- Đoạn 1 (từ đầu ... Sao đủ để cùng nói việc binh được?): Nêu lên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế.
- Đoạn 2 (tiếp theo...bại vong đó là sáu!): Phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông Quan.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc.
7. Giá trị nội dung:
- Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả, cũng là của nhân dân ta
8. Giá trị nghệ thuật:
- Lôgic giữa các đoạn thể hiện mạch lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
9. Nội dung tác phẩm
Tái dụ Vương Thông thư là một trong những bức thư do Nguyễn Trãi soạn thảo để gửi Vương Thông trong sự nghiệp phò giúp Lê Lợi đánh quân Minh. Đây là bức thư số 35 trong Quân trung từ mệnh tập, được Nguyễn Trãi viết vào khoảng tháng 2 năm Đinh Mùi (1427). Thư kính đưa quan Tổng binh và các vị đại nhân.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nguyên tắc của người dùng binh là phải hiểu biết về thời và thế
- Thời là khoảng thời gian nhất định. Thế là tổng thể các mối quan hệ tạo thành điều kiện chung có lợi hoặc không có lợi cho một hoạt động nào đó của con người.
→ Người lãnh đạo trong bất kì một lĩnh vực nào đó muốn thành công thì phải hiểu rõ thời và thế.
- Tác giả chỉ rõ cho tướng giặc biết thuật dùng binh bằng giọng điệu bề trên tỏ ý coi thường sự dốt nát của chúng
→ Nguyễn Trãi khẳng định đây là nguyên lý cơ bản có giá trị như một chân lí.
2. Tác giả phân tích thời và thế bất lợi của đối phương
- Cái thế của nhà Minh bên Trung Quốc hiện đang có ba điều bất lợi:
+ Chính sách hà khắc tất dẫn đến diệt vong. Phía
+ Bắc có giặc Thiên Nguyên đe doạ.
+Trong nước có nội loạn ở Tầm Châu.
→ Nguyễn Trãi nêu lên một loạt dẫn chứng trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời liên hệ tới tình hình rối ren đương thời.
- Cái thế của quân Minh trong thành Đông Quan bây giờ cũng có ba điều bất lợi:
+ Thành bị vây
+ Không viện binh
+ Không lương thực.
→ Dân chúng trong thành căm ghét tìm cách chống lại; quân lính thì oán trách, bất bình. Trong những khó khăn chủ quan về phía giặc thì nguyên nhân để mất lòng tin là cốt yếu, chi phối toàn bộ chiến lược của chúng.
→Trên cơ sở phân tích thời, thế và sự tương quan giữa ta và địch, Nguyễn Trãi chỉ ra cho lũ tướng giặc thấy sáu cái cớ bại vong không thể tránh khỏi của chúng. Nguyễn Trãi khẳng định thế cùng của giặc, trước mắt chúng sẽ tự tiêu diệt lẫn nhau.
→ Đây là đoạn văn hay nhất trong bức thư bởi lập luận sắc bén, chặt chẽ, có lí có tình và giọng văn hùng hồn, đanh thép. Tướng giặc đọc thư này ắt phải khâm phục và khiếp sợ.
3. Tác giả khuyên lũ tướng giặc đem quân đầu hàng
- Tác giả nêu ra hai khả năng cho các tướng giặc lựa chọn:
+ Một là đầu hàng
+ Hai là mở cửa thành đem quân ra giao chiến với nghĩa quân Lam Sơn.
→ Tuy nhiên, ông vẫn chỉ ra cho chúng thấy rằng đầu hàng là kế sách tốt nhất để đỡ hao binh tổn tướng.
- Dù đang ở tư thế chủ động nhưng Nguyễn Trãi vẫn giữ thái độ đúng mực
+ Đối với đám tướng giặc ngoan cố, tàn ác thì cương quyết tiêu diệt
+ Đối với tướng giặc nào biết nghe lẽ phải thì kiên trì phân tích để dụ hàng.
→ Lời lẽ của tác giả lúc cương, lúc nhu rất linh hoạt và giàu sức thuyết phục.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.