Tài liệu soạn bài Giang Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10 Tập 2. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Giang
Tóm tắt
Nhân vật “tôi” là binh nhì, chiến sĩ của tiểu đoàn 5 tân binh. Vì được điểm cao nhất đại đội nên đã được thưởng hai ngày phép. Trong lần quay trở về, “tôi” đã tình cờ gặp được Giang. Trong giây phút ấy, “tôi” cảm nhận được rõ rệt sự ân cần của người con gái ấy và cô cũng ngỏ ý mời anh về nhà chơi. Khi đang chờ Giang dọn cơm, đúng lúc “tôi” đang nằm trên giường của thì bố Giang về. Để tránh khó xử giữa ba người, Giang đã giới thiệu nhân vật “tôi” là Hùng, bạn hồi cấp 3 cùng cô bây giờ mới gặp lại. Biết vậy, bố Giang có phần thoải mái hơn. Giang cũng xin phép bố dùng xe chở “tôi” lên trên đơn vị. Hai người chia tay nhau ở chân đồi Gừng trong sự tiếc nuôi của “tôi”. Thời gian sau, trong một đợt tăng cường cho chiến trường, “tôi” gặp lại bố Giang. Ông vui mừng khôn xiết, kể cho “tôi” nghe tâm trạng của Giang và còn tấm ảnh Giang nhờ ông gửi nữa. Nhưng chiến tranh đã không còn “bữa sau” ấy nữa. Cuộc gặp gỡ ấy đã nảy sinh trong trái tim hai người những tình cảm thuần khiết nhưng giờ đây lại chẳng thể gặp được nhau.
Trước khi đọc
Câu hỏi trang 69 SGK Ngữ văn 10 Tập 2: Hãy kể tên một số tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết,...) viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX và chia sẻ cảm nghĩ của bạn về một trong những tác phẩm ấy.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của bản thân, kể tên một số tác phẩm theo yêu cầu của đề bài.
Trả lời:
- Một số tác phẩm viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX: Bức tranh (Nguyễn Minh Châu, 1983), Tây Tiến (Quang Dũng, 1986), Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh, 1990).
- Tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng, 1986) đã khiến em cảm thấy khâm phục những người lính. Mặc dù luôn phải đối mặt với gian nan, hiểm nguy nhưng sự tự tin, sẵn sàng và tinh thần chiến đầu vẫn rực cháy. Từ đó, em cảm thấy biết ơn và trân trọng họ hơn.
Đọc văn bản
Câu 1 trang 70 SGK Ngữ văn 10 Tập 2: Chú ý quá trình làm quen và diễn biến tình cảm giữa hai nhân vật qua lời kể và lời thoại.
Phương pháp giải:
Chú ý tình huống gặp gỡ của nhân vật “tôi” và Giang.
Trả lời:
- Có thể thấy tình huống gặp gỡ của hai nhân vật khá đặc biệt và nhanh chóng.
- Trong khoảng thời gian ấy, nhân vật “tôi” dường như đã cảm nhận rõ sự ân cần, nhẹ nhàng và chu đáo của Giang – cái tên mà “tôi” đã biết qua chiếc nón lá cô đội.
- Giang cũng cảm mến “tôi” nên đã mời anh về nhà chơi.
Câu 2 trang 72 SGK Ngữ văn 10 Tập 2: Chú ý lời giới thiệu của Giang về nhân vật “tôi” và tác động của nó đến các nhân vật.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn nói về cuộc gặp gỡ giữa “tôi”, Giang và bố của Giang.
- Chú ý cách Giang giới thiệu về nhân vật “tôi”.
Trả lời:
- Giang đã giới thiệu nhân vật “tôi” tên Hùng, bạn học lớp 10 cùng Giang, đang đóng quân gần đây và tình cờ gặp khi nãy à Giang đã nói dối bố vì Giang.
- Lời giới thiệu của Giang về nhân vật “tôi” như vậy sẽ không khiến cho bố nghi ngờ và cả ba nhân vật sẽ không rơi vào tình huống khó xử.
Câu 3 trang 73 SGK Ngữ văn 10 Tập 2: Đây có phải là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn thuộc phần 3 (Suy luận).
Trả lời:
Đây chính là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở.
Câu 4 trang 74 SGK Ngữ văn 10 Tập 2: Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này có gì khác so với lần trước?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn về cuộc gặp lại giữa “tôi” và bố của Giang.
Trả lời:
Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này thể hiện sự vui mừng, phấn khởi, gần gũi, chân tình khi gặp một người quen ở chiến trường. Lời nói và thái độ này hoàn toàn khác với lần đầu, khi bố Giang chưa biết gì về nhân vật “tôi”.
Câu 5 trang 74 SGK Ngữ văn 10 Tập 2: Hai đoạn văn này là lời của ai nói với ai?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn cuối.
Trả lời:
Hai đoạn văn này là lời của nhân vật “tôi” nói với chính mình và người đọc.
Sau khi đọc
Câu 1 trang 75 SGK Ngữ văn 10 Tập 2: Chỉ ra một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Chú ý câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật.
Trả lời:
Một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản:
“Tôi mở túi phòng hóa đeo bên hông lấy gói bít cốt mẹ dúi cho hồi trưa, và rót chè tươi trong ấm tích ra bát. Bít cốt chiêu với chè tươu, định thế. Thấy vậy, đang lúi húi xâu lại quai dép cho tôi, Giang vội kêu lên:
- Ôi em quên. Có cơm mà, để em dọn mời anh”.
Câu 2 trang 75 SGK Ngữ văn 10 Tập 2: Liệt kê những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản. Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Đánh dấu những phần xuất hiện cuộc gặp gỡ của các nhân vật.
Trả lời:
- Có 3 cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản:
+ Nhân vật "tôi" gặp Giang.
+ Nhân vật "tôi" và bố của Giang gặp nhau lần đầu.
+ Nhân vật "tôi" và bố của Giang gặp nhau lần thứ hai trên chiến trường.
- Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy con người đối xử với nhau bằng chân tình, nhất là giữa những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh, gặp được nhau càng mừng rỡ hơn bao giờ hết.
Câu 3 trang 75 SGK Ngữ văn 10 Tập 2: Đặc điểm, tính cách của một nhân vật trong truyện thường được thể hiện qua các hành vi, lời nói của nhân vật ấy trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với một hay một số điểm nhìn nhất định (của người kể chuyện, của chính nhân vật hoặc của một nhân vật khác,...). Hãy phân tích tính cách của nhân vật Giang theo gợi ý trong bảng dưới đây (làm vào vở):
Hình ảnh (trang 75, SGK Ngữ văn 10, tập hai)
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Chú ý các điểm nhìn của từng nhân vật.
Trả lời:
Hình ảnh của Giang (1) |
Qua điểm nhìn (2) |
Nét tính cách nổi bật (3) |
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh. |
Điểm nhìn của nhân vật "tôi". |
Ân cần, chu đáo, nhẹ nhàng. |
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang. |
Điểm nhìn của nhân vật "tôi". |
Chu đáo, dễ thương, mến khách, nhiệt tình. |
Tại chiến trường qua lời của bố Giang. |
Điểm nhìn của bố Giang. |
Trọng tình nghĩa, luôn nhắc và nhớ đến nhân vật "tôi". |
Câu 4 trang 75 SGK Ngữ văn 10 Tập 2: Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.
Phương pháp giải:
Chú ý ngôi kể được sử dụng trong văn bản.
Trả lời:
Việc chọn ngôi kể thứ nhất khiến cho tác phẩm trở thành lời kể chuyện của người đã từng tham gia sự việc, chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân. Cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy giúp tác phẩm trở nên gần gũi với người đọc, giúp họ hình dung rõ những sự kiện mà nhân vật đã trải qua.
Câu 5 trang 75 SGK Ngữ văn 10 Tập 2: Xác định chủ đề của tác phẩm và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.
Phương pháp giải:
Đọc toàn bộ văn bản.
Trả lời:
Dựa vào vấn đề chính trong tác phẩm, có thể xác định chủ đề của tác phẩm là tình yêu của người lính.
Câu 6 trang 75 SGK Ngữ văn 10 Tập 2: Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Giang là gì? Hai đoạn văn cuối có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Chú ý hai đoạn văn cuối.
Trả lời:
Theo tôi, tư tưởng của tác phẩm Giang là:
+ Nói đến những kí ức trong thời chiến tranh sẽ là những kí ức còn mãi, trở thành nỗi đau âm thầm.
+ Những cuộc gặp gỡ tình cờ, vẩn vơ nhưng sẽ để lại lưu luyến, nhớ mãi không thể xóa nhòa.
- Hai đoạn văn cuối là lời trữ tình nói lên tư tưởng của tác phẩm.
Câu 7 trang 75 SGK Ngữ văn 10 Tập 2: Xung quanh việc Giang đột nhiên nhận "anh bộ đội" mới gặp lần đầu là bạn học của cô và "phịa" ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình, sau đó lại dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị,... có những ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể; một số khác lại phủ nhận điều đó. Hãy cho biết ý kiến của bạn.
Phương pháp giải:
Nêu ý kiến cá nhân.
Trả lời:
Theo quan điểm của em, Giang xử sự như vậy là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Từ đó, tính cách của Giang cũng được bộc lộ và cho người đọc thấy được sự gần gũi của những người xung quanh đối với binh lính.
Bài tập sáng tạo: Giả sử sau ba mươi năm, "anh bộ đội" năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả úy quyền, bạn sẽ viết tiếp câu chuyện như thế nào? Bạn có thể triển khai ý tưởng bằng nhiều hình thức dưới dạng một tranh vẽ, một bài thơ, một đoạn văn tự sự,...
Phương pháp giải:
Phụ thuộc vào khả năng của bản thân, tự chọn cách triển khai ý tưởng phù hợp.
Trả lời:
Giả sử sau ba mươi năm, "anh bộ đội" năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả ủy quyền, em sẽ viết thêm các sự kiện:
- Giang biết tin bố đã hi sinh, vô cùng đau khổ nhưng cô đã cố gắng sống. Cô cũng vẫn luôn nhớ đến anh bộ đội hôm nào, cũng cố gắng hỏi thông tin về anh nhưng đều không có kết quả.
- Anh bộ đội sau khi đi khắp các chiến trường, cuối cùng cũng được trở về Hà Nội. Lúc này anh cũng đã là một thủ trưởng đơn vị. Anh đã tìm thông tin về nơi Giang ở qua đơn vị mà bố Giang công tác. Anh tìm đến phố Khâm Thiên, ngõ Chợ. Cuối cùng cũng thấy Giang.
- Cả hai vẫn luôn giữ cho nhau một vị trí đặc biệt trong trái tim. Anh bộ đội đã cầu hôn Giang và hai người có một cuộc sống hạnh phúc bên nhau.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.