Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Giang Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm Giang – Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo)
I. Tác giả Bảo Ninh
- Tác giả Bảo Ninh tên thật là Hoàng Âu Phương, sinh vào tháng 10 năm 1952. Ông quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh thuộc tỉnh Quảng Bình.
- Nhà văn bắt đầu con đường sáng tác của mình ở tuổi 32, ông học tại trường viết văn Nguyễn Du trong vòng hai năm, sau đó làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ và trở thành thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam kể từ năm 1997.
- Sáng tác đầu tiên của nhà văn là Trại bảy chú lùn được xuất bản năm 1987. Cũng cùng năm đó, tác phẩm đưa tên tuổi của ông đến gần hơn với người đọc là Thân phận tình yêu, sau được đổi tên là Nỗi buồn chiến tranh chính thức ra mắt người đọc.
II. Tác phẩm Giang
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Trích từ tập truyện Bảo Ninh-những truyện ngắn
- Truyện ngắn là chương 1 của tập truyện
- Truyện kể về chính những kí ức của tác giả khi tham gia vào quân đội
3. Phương thức biểu đạt: tự sự
4. Người kể chuyện: tác giả
5. Tóm tắt tác phẩm Giang
Văn bản kế lại cuộc gặp gỡ tình cờ, duyên dáng giữa anh bộ đôi và cô gái tên là Giang. Cuộc gặp gỡ vô tình nhưng để lại rất nhiều những ấn tượng sâu sắc cho cả hai người trẻ tuổi.
6. Bố cục tác phẩm Giang
- Phần 1: từ đầu đến “ còn sớm, mới sáu giờ kém mà, anh”: Cuộc gặp gỡ ở giếng nước
- Phần 2: tiếp đến “ con về khuya bố không yên tâm đâu”: Cuộc gặp gỡ giữa bố Giang và nhân vật “tôi”
- Phần 3: còn lại: Cuộc chia tay giữa Giang và “ tôi”
7. Giá trị nội dung tác phẩm Giang
- Tình yêu quê hương, đất nước, tình người những đau khổ và hạnh phúc
- Ca ngợi những tâm hồn trẻ tuổi với những khao khát hồn nhiên, vô tư.
8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Giang
- Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng
- Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ nhưng giàu cảm xúc
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Giang
1. Nhân vật Giang
- Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh.
+ “Không xối cho tôi tự gột mà cúi mình xuống một tay nghiêng gầu nước dội nhè nhẹ, một tay cô cọ bùn đất ở ngón chân, bàn chân và bắp chân tôi”
+ “Cô cọ kĩ cho tôi đôi dép đúc”
à Hành động ân cần, chu đáo, tinh tế và khéo léo, “ ân tình hồn nhiên”
- Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang.
+ Dọn cơm mời anh tân binh
+ Mượn xe trở anh về
à Chu đáo, dễ thương.
- Tại chiến trường qua lời của bố Giang.
+ Luôn nhắc và nhớ đến nhân vật "tôi".
à Thủy chung, tình nghĩa
2. Cuộc chia tay giữa Giang và “tôi”
- Giang đèo tôi bằng xe đạp vào tận đơn vị ở Bãi Nai
- Nhắn nhủ nếu có cơ hội hoặc Tết mời đến nhà Giang chơi
- Chiêm nghiệm của tác giả về cuộc sống chiến tranh khốn khó, nhiều mất mát đau thương
=> Cuộc chia tay đầy xúc động, bịn rịn. Bên cạnh đó là những chiêm nghiệm về nõi đau, những tổn thất quá lớn mà chiến tranh gây ra.
3. Ý nghĩa văn bản
- Nói đến những kí ức trong thời chiến tranh sẽ là những kí ức còn mãi, trở thành nỗi đau âm thầm.
- Những cuộc gặp gỡ tình cờ, vẩn vơ nhưng sẽ để lại lưu luyến, nhớ mãi không thể xóa nhòa.
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.