Xuân về: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 10

353

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Xuân về Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Xuân về – Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo)

I. Tác giả Nguyễn Bính

- Nguyễn Bính (1918-1966) tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh tại làng Thiện Vinh, huyện Vụ Bảng, tỉnh Nam Định.

- Ông mồ côi mẹ từ nhỏ, tự học ở nhà, bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi, được giải khuyến khích thơ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn năm 1937 với tập thơ Tâm hồn tôi.

Xuân về - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. Tác phẩm Xuân về

1. Thể loạiThơ tự do

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tácSáng tác năm 1937 in trong tuyển tập thơ Nguyễn Bính

Xuân về - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

3. Phương thức biểu đạtBiểu cảm 

4. Bố cục tác phẩm Xuân về

- Khổ 1: Gió xuân bắt đầu về

- Khổ 2: Vẻ đẹp khi nắng xuân về

- Khổ 3: Vẻ đẹp đồng quê xuân về

- Khổ 4: Cảnh con người đón xuân về

 

5. Giá trị nội dung tác phẩm Xuân về

Bức tranh xuân ấy còn có hình ảnh thiếu nữ với má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng.

- Cảnh xuân, tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc, rất thân thuộc.
6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Xuân về

- Từ ngữ gợi tả gợi cảm

- Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Xuân về

1. Vẻ đẹp khi gió xuân về

- “Xuân về" đầu tiên mà Nguyễn Bính “thấy” chỉ là cảm nhận qua tác nhân khác, qua hình ảnh khác.

- Tác nhân ấy là “gió đông”, có thể không còn làm da lạnh buốt khiến nhà thơ cảm nhận là xuân đang về và tác nhân ấy chính là “cổ hàng xóm" mới lớn có “màu má - đôi mắt trong"

à  Biểu hiện sức sống dạt dào, thanh tân của những ngày đầu năm mới. Xuân gần là ở đó, là ở gió, là cô láng giềng đang lơ đãng nhìn trời dưới mái hiên...

2. Vẻ đẹp khi nắng xuân về

- Khung cảnh thật tươi sáng và trong lành.

+ Trời không mưa. “Gió về từng trận gió hay đi", câu thơ mang lại cho người đọc không khí mát mẻ, nhẹ nhàng mà không là gió lốc, gió xoáy.

+ “Lá nõn nhành non ai tráng bạc" là một câu thơ đẹp về hình ảnh, hay về nội dung.

+ Đẹp về hình ảnh “lá nõn nhành non” và nghệ thuật so sánh “ai tráng bạc”;

à Làm phong phú thêm sắc màu tươi trẻ của ngày xuân, làm cái nền rất phù hợp với niềm vui của “đàn con trẻ”.

3. Vẻ đẹp đồng quê xuân về

Không gian bức tranh Xuân về mở rộng thành một tổng thể.

Từ mái hiên hàng xóm, lá nõn nhành non rộng ra khu vườn với màu sắc của hoa bưởi hoa cam ngọt ngào hương thơm và đầy ong bướm lượn.

à Tất cả nằm trong khung nền của cánh đồng làng

+ “lúa thì con gái mượt như nhung" à Lúa đang lớn, đang vào lúc sắp trổ bông lá xanh mềm mại trải khắp.

Lúc này, nhà nông nhàn nhã nghĩ tới việc “tháng giêng ăn tết ở nhà"

4. Cảnh con người đón xuân về

- Cảnh “trẩy hội chùa”.

- Cảnh trong khổ thơ là cảnh làng quê miền Bắc vào những năm trước Cách mạng tháng Tám.

- Đi trẩy hội chùa phần lơn là ngươi già và các cô gái.

- Quanh năm chân lấm tay bùn, quần áo bạc màu mưa gió.

- Nhân xuân về, các cô diện “yếm đỏ khăn thâm” dắt bà thong thả đến chùa cầu phước.

à  Xuân đã về, con người thực sự đón xuân. 

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá