Đất rừng phương Nam: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 10

416

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Đất rừng phương Nam Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Đất rừng phương Nam – Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo)

I. Tác giả Đoàn Giỏi

- Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 – 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957.

- Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

- Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ.

 

Đất rừng phương Nam - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. Tác phẩm Đất rừng phương Nam

1. Thể loạiTruyện

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Truyện được sáng tác năm 1957, đoạn trích được trích từ chương 9 trong tác phẩm.

Đất rừng phương Nam - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

3. Phương thức biểu đạtTự sự

4. Người kể chuyệnNgôi thứ nhất

5. Tóm tắt tác phẩm Đất rừng phương Nam

Đoạn trích kể lại quá trình An cùng tía và thằng Cò đi lấy mật ong. Tại đây An đã được trải qua rất nhiều những trải nghiệm và để lại cho cậu bé những ấn tượng sâu sắc.

6. Bố cục tác phẩm Đất rừng phương Nam

 

- Từ đầu ... bụi cây: chuẩn bị đi lấy ăn ong

- Tiếp theo ... im im đi tới: con đường đến chỗ lấy mật

- Trên đường lấy mật ... trở về: quá trình lấy mật ong

- Còn lại: trên đường trở về nhà  

7. Giá trị nội dung tác phẩm Đất rừng phương Nam

- Miêu tả lại quá trình lấy mật ong của người dân rừng U Minh

- Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời rừng U Minh

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đất rừng phương Nam

- Nghệ thuật miêu tả đặc sặc

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đất rừng phương Nam

1. Nhân vật An và Cò

- Khác biệt:

+ Cò: thẳng thắn, bộc trực, tốt tính và không để bụng.

+ An: tinh tế, nhạy cảm, có chiều sâu.

- Giống nhau:

Theo tôi, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng khắc họa tính cách của con người trong tác phẩm. Con người phương Nam chính là một phần không thể thiếu mà tác phẩm muốn nhắc đến. Họ là những người tốt tính, thẳng thắn, bộc trực nhưng cũng rất tinh tế, nhạy cảm, có chiều sâu.

2. Thiên nhiên cuộc sống của con người Nam Bộ

"Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh... Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát bốn chân, to hơn ngón chân cái kia, liền quật chiếc đuôi dài chạy tứ tán. Con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái."

- Kể về hoạt động của các loài vật và hương thơm của hoa tràm lan ra, phảng phất khắp rừng.

- Miêu tả tính chất của tiếng chim của màu sắc da con kì nhông, tính chất trong hành động của con Luốc,....

- Phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam:

+ Thiên nhiên: trù phú, sinh động, hoang sơ

+ Cuộc sống: giản dị, gắn liền với thiên nhiên.

+ Con người: phóng khoáng, thẳng thắn, bộc trực nhưng cũng rất tình cảm, tinh tế, sâu sắc.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá