Văn bản Đất rừng phương Nam (Văn 10)- Đoàn Giỏi

1 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Đất rừng phương Nam Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Đất rừng phương Nam lớp 10.

Đất rừng phương Nam - Ngữ văn lớp 10

Tác giảĐoàn Giỏi

1. Tiểu sử

- Đoàn Giỏi (1925 - 1989) sinh ở quê tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thànhtỉnh Mỹ Tho (ngày nay là thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn.

- Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949). 

- Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông là viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đoàn Giỏi còn có các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

- Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư. Ngày 7 tháng 4 năm 2000, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định đặt tên ông cho một phố thuộc Quận Tân Phú.

2. Sự nghiệp sáng tác

Mộ số tác phẩm tiêu biểu 

- Truyện dài

+ Đường về gia hương (1948)

+ Cá bống mú (1956)

+ Đất rừng phương Nam (1957)

+ Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)

- Truyện ngắn

+Hoa hướng dương (1960)

- Truyện ký

+ Ngọn tầm vông (1956)

+ Trần Văn Ơn (1955)

+ Sông nước Cà Mau

- Ký

+ Khí hùng đất nước (1948)

+ Những dòng chữ máu Nam Kỳ 1976 (1975)

- Kịch thơ

+ Người Nam thà chết không hàng (1947)

+ Chiến sĩ Tháp Mười (1949)

Thơ

Bến nước mười hai

Truyện thằng Cồi

Giữ vững niềm tin (1954)

Biên khảo

Những chuyện lạ về cá (1981)

Tê giác giữa ngàn xanh (1982)

- Phong cách nghệ thuật: Bình dị, gần gũi

Tác phẩm: Đất rừng phương Nam

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại: Tiểu thuyết

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Truyện được sáng tác năm 1957, đoạn trích được trích từ chương 9 trong tác phẩm.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất

5. Tóm tắt:

Đoạn trích kể lại một ngày đi lấy kèo ong của An, Cò và tía nuôi của An. Trong chuyến đi, An đã được chứng kiến quá trình tía nuôi và thằng Cò đi “ăn ong”. An được biết cách tía dẫn ong về những kèo để làm làm tổ và được chứng kiến cách tía lấy mật ong. Không gian rừng U Minh và quá trình lấy mật ong đã khiến An đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. An cũng thầm ngưỡng mộ quá trình nuôi ong của những người dân nơi đây.

6. Bố cục:

- Từ đầu ... bụi cây: chuẩn bị đi lấy ăn ong

- Tiếp theo ... im im đi tới: con đường đến chỗ lấy mật

- Trên đường lấy mật ... trở về: quá trình lấy mật ong

- Còn lại: trên đường trở về nhà

7. Giá trị nội dung:

- Miêu tả lại quá trình lấy mật ong của người dân rừng U Minh

- Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời rừng U Minh

8. Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật miêu tả đặc sặc

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

9. Nội dung tác phẩm

Truyện Đất Rừng Phương Nam kể về cuộc đời lưu lạc của cậu bé tên An. Cậu bé An sống cùng cha mẹ tại thành phố. Thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam và tấn công các thành phố khiến người dân tại đây phải di tản. Gia đình An cũng theo đó phải chạy hết vùng này tới vùng khác của miền Tây nam Bộ.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nhân vật An

- An là người có lòng yêu thiên nhiên. Trong quá trình đi tìm mật, An cảm nhận được những khung cảnh thiên nhiên trong rừng U Minh trong trẻo, mát mẻ và an lành.

+ Không khí mát lạnh

+ Cái lành lạnh của không khí sông ngòi thấm vào đất, thở ra từ bình minh

+ Ánh sáng trong vắt đậu trên những cành hoa tràm

+ Khi nhìn thấy tổ ong, An quên ngay những bực tức ở trong lòng

→ Là chú bé có sự tinh tế trong việc quan sát và cảm nhận.

- An là người ham học hỏi, thông minh

+ An thắc mắc về quá trình làm kèo cho ong về làm tổ với má nuôi và ghi nhớ từng lời má nói

+ An thấy cò bị ong đót bèn ngay lập tức đưa mồi cho tía để tía đốt ong

+ An có hiểu biết về việc con người khắp nơi nuôi ong

→ Là đứa trẻ ham học và có sự hiểu biết

- An là chú bé có lòng tự trọng cao, An không muốn hỏi Cò về “sân chim” vì ngại rằng Cò sẽ cười mình

2. Nhân vật Cò

- Cò là một chú bé khỏe mạnh

+ Đùi như đùi nai đi khắp nơi trong rừng

+ Khi An đã mệt và muốn nghỉ, Cò lại vẫn có thể đi tiếp

→ Cò là hiện thân cho chú bé của núi rừng.

- Cò có hiểu biết về rừng U Minh

+ Cò nhắc cho An về lời của má cách làm kèo ong

+ Cò chỉ cần lắng nghe cũng có thể biết được chỗ ong sắp bay đến

+ Cò trợ giúp tía lấy mật ong

→ Là chú bé có tình yêu với khu rừng

Đánh giá

0

0 đánh giá