GDCD 7 Cánh diều trang 50 | Cánh diều Giải GDCD 7

896

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải bài tập GDCD 7 Cánh Diều Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi từ đó học tốt môn GDCD 7.

GDCD 7 Cánh Diều Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường

Luyện tập 3 trang 50 GDCD 7: Em hãy đưa ra ý kiến về những hành vi bạo lực học đường trong các tình huống sau:

1. T là bạn thân của Q, gần đây do có xích mích với các bạn nam trong lớp nên T bị lớp cô lập, không cho chơi cùng. Q rất muốn giúp T, nhưng lo sợ các bạn sẽ cô lập mình.

2. Gần đây em phát hiện ra A và một số bạn trong câu lạc bộ múa ở trường lén

chụp hình H khi đang luyện tập, chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội và bình phẩm thiếu tích cực về H.

3. Cách đây mấy hôm, T bị N và các bạn của N chặn đánh trên đường đi học

về, vì cho rằng T đã “coi thường” và không chào N. Tuy bị đánh và rất sợ hãi nhưng T chỉ kể lại với em, T đã giấu bố mẹ và không báo cáo lại sự việc cho thầy cô vì không muốn mọi người lo lắng.

4. Lớp của em xuất hiện tình trạng một số bạn lập nhóm “Xa lánh Ban cán sự lớp” trên mạng xã hội với mục đích bình phẩm, nói xấu, chế nhạo các bạn. Em và các bạn cũng có tên trong nhóm này.

Lời giải:

- Tình huống 1: Trong trường hợp này Q nên giúp đỡ, chia sẻ với T, đồng thời báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp can thiệp kịp thời.

- Tình huống 2: Em cần báo với H để bạn biết và có biện pháp ứng phó kịp thời.

- Tình huống 3: Em nên khuyên bạn T báo với bố mẹ hoặc thầy, cô để được hỗ trợ.

- Tình huống 4: Em nên khuyên các bạn trong lớp không nên có hành vi đó, hoặc báo lại với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp can thiệp.

Luyện tập 4 trang 50 GDCD 7: Em hãy thảo luận với các bạn và cho biết, vì sao khi ứng phó với bạo lực học đường cần tuân thủ các quy định của pháp luật.

Lời giải:

Khi ứng phó với bạo lực học đường cần tuân thủ các quy định của pháp luật vì pháp luật là khuôn khổ chung mà tất cả mọi người phải tuân thủ, kể cả việc ứng phó với tình huống bạo lực, để tránh gặp phải những rắc rối, vi phạm pháp luật.

Vận Dụng

Vận dụng 1 trang 50 GDCD 7: Cùng các bạn trong lớp xây dựng một hòm thư mang tên “Điều em muốn nói”

- Mỗi học sinh viết một bức thư tâm sự nói về bạo lực học đường. 

- Trong giờ sinh hoạt lớp hàng tuần, giáo viên chủ nhiệm và học sinh sẽ lấy thư để chia sẻ trước lớp. 

Lời giải:

Học sinh tự làm 

Vận dụng 2 trang 50 GDCD 7: Em hãy viết một bài tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường liên hệ với bản thân em.

Lời giải:

Tham khảo

Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.

Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.

Xem thêm các bài giải GDCD 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

GDCD 7 Cánh diều trang 49

Đánh giá

0

0 đánh giá