Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Giáo án Vật lí 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 5: Tốc độ và vận tốc 

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Vật lý 10 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Vật lý lớp 10 Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô. Mời quý Thầy/cô đón xem:

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Vật lí 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 5: Tốc độ và vận tốc

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tính được tốc độ trung bình và hiểu được ý nghĩa của tốc độ này.

- Nhận biết tốc độ tức thời là tốc độ tại một thời điểm xác định. Tốc độ do tốc kế đo được chỉ là tốc độ tức thời.

- Biết cách đo tốc độ trong đời sống và trong phòng thí nghiệm.

- Phát biểu được định nghĩa vận tốc và viết được công thức tính vận tốc.

- Phân biệt được tốc độ và vận tốc.

- Tổng hợp được hai vận tốc cùng phương và hai vận tốc vuông góc với nhau.

2. Phát triển năng lực

- Năng lực chung:

      Năng lực tự học:

+ Chủ động nghiên cứu, tìm tòi để lĩnh hội được kiến thức và biết liên hệ thực tế các vấn đề liên quan đến tốc độ và vận tốc.

+ Có tinh thần xây dựng bài, làm việc nhóm.

      Năng lực giải quyết vấn đề:

+ Nhận biết và phân biệt rõ ràng hai khái niệm tốc độ và vận tốc. Từ đó áp dụng vào việc tính toán trong những tình huống thực tế.

+ Tự xác định được tốc độ chuyển động của mình trong một số trường hợp đơn giản.

+ Sử dụng đúng các thuật ngữ tốc độ và vận tốc trong những tình huống khác nhau.

- Năng lực vật lí:

      Biết cách đưa ra và sử dụng các công thức liên quan đến tốc độ và vận tốc để tính toán.

      Biết cách tổng hợp vận tốc để áp dụng vào thực tế.

2. Phát triển phẩm chất

      Chăm chỉ, trung thực.

      Tự chủ trong việc nghiên cứu và tiếp thu kiến thức.

      Có tinh thần trách nhiệm trong học tập và thực hành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

      SGK, SGV, Giáo án.

      Dụng cụ chụp hoạt nghiệm.

      Các hình ảnh sử dụng trong bài học.

      Máy chiếu ( nếu có )

2. Đối với học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp, bút, thước kẻ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV tiếp nhận quan niệm sẵn có của HS về vận tốc để giúp các em sau khi học xong bài này sẽ có được hiểu biết đúng đắn và đầy đủ hơn về khái niệm vận tốc.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu bài học.

- Từ đó yêu cầu HS chỉ ra sự khác nhau giữa hai khái niệm này.

c. Sản phẩm học tập: Bước đầu HS đưa ra ý kiến của bản thân về hai khái niệm vận tốc và tốc độ.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở quan niệm sẵn có của HS về tốc độ và vận tốc: “Ở cấp THCS, các em đã được học về tốc độ, biết cách tính tốc độ trung bình nhưng chưa được học khái niệm vận tốc. Tuy nhiên chắc là các em đã không ít lần nghe nói đến vận tốc. Vậy hãy trả lời câu hỏi phần mở đầu bài học theo suy nghĩ và sự hiểu biết của em.”

CH: Trong đời sống, tốc độ và vận tốc là hai đại lượng đều dùng để mô tả sự nhanh chậm của chuyển động. Em đã từng sử dụng hai đại lượng này trong những trường hợp cụ thể nào?

- GV hỏi thêm: “Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa hai khái niệm vận tốc và tốc độ?”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng những hiểu biết sẵn có để trả lời câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.

- HS trả lời câu hỏi mở đầu: Em đã từng sử dụng hai đại lượng này khi nói:

+ Xe máy đi với tốc độ 40 km/h.

+ Ô tô chạy với tốc độ 120 km/h.

+ Máy bay đang bay theo hướng Nam với vận tốc 190m/s

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời, yêu cầu HS sau khi học xong bài học sẽ quay lại xác nhận lại cách sử dụng 2 thuật ngữ tốc độ và vận tốc như là của các bạn đã đúng chưa.

- GV dẫn dắt HS vào bài: “Hầu hết các em sẽ sử dụng 2 đại lượng đó trong những tình huống như vậy nhưng lại không dám chắc là việc sử dụng như vậy đã đúng hay chưa. Vậy nên để các em hiểu đúng và đầy đủ hơn về tốc độ và vận tốc thì hôm nay chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu bài 5. Tốc độ và vận tốc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tốc độ

a. Mục tiêu: HS nhận biết và hiểu được về tốc độ trung bình và tốc độ tức thời.

b. Nội dung:

- GV dùng các ví dụ thực tế để giúp HS hiểu được về tốc độ trung bình và tốc độ tức thời.

- GV không đưa ra định nghĩa chính thức cũng như không nêu rõ khái niệm tốc độ tức thời.

- GV yêu cầu HS đọc sách phần này và trả lời câu hỏi

-  HS thực hiện yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập:

- HS nêu được định nghĩa và công thứ thức tính của tốc độ trung bình.

- Phân biệt được tốc độ tức thời với tốc độ trung bình.

- Biết sử dụng 2 thuật ngữ vào những tình huống cụ thể.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tốc độ trung bình

- GV yêu cầu HS đọc sách và cho biết về hai cách xác định độ nhanh chậm của chuyển động:

Khái niệm đầu tiên mà chúng ta sẽ làm quen trong bài hôm nay là tốc độ trung bình. Trước khi đi đến khái niệm, các em hãy cho biết: Để xác định độ nhanh hay chậm của một chuyển động, người ta đã dùng những cách nào?

 

 

 

- GV chia lớp thành những nhóm 5-6 người để thảo luận về hoạt động của mục này:

HD. Một vận động viên Nam Phi đã lập kỉ lục thế giới về chạy ba cự li: 100m, 200m và 400m (bảng 5.1). Hãy dùng hai cách trên để xác định vận động viên này chạy nhanh nhất ở cự li nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sau khi HS hoàn thành xong phần hoạt động, GV đưa ra khái niệm và công thức tính tốc độ trung bình của chuyển động.

I. TỐC ĐỘ

1. Tốc độ trung bình

Trả lời:

Để xác định độ nhanh hay chậm của một chuyển động, người ta đã dùng 2 cách :

+ So sánh quãng đường đi được trong cùng một thời gian

+ So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường bằng việc hoàn thành hoạt động

 

HD.

      Cách 1: So sánh quãng đường đi được trong cùng một thời gian.

- Quãng đường vận động viên chạy được trong 1s ở mỗi cự li là:

+ Cự li 100 m:

   ≈ 10,02m

 

+ Cự li 200 m:

≈  10,03m

 

+ Cự li 400 m:

≈  9,21m

 

Trong cùng 1s, quãng đường vận động viên chạy được ở cự li 200 m lớn nhất.

Vận động viên chạy nhanh nhất ở cự li 200 m.

    Cách 2: So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường.

- Thời gian để vận động viên chạy quãng đường 100 m ở mỗi cự li là:

+ Cự li 100 m:  = 9,98s

+ Cự li 200 m:

  ≈ 9,97s

 

+ Cự li 400 m:

   ≈ 10,68s

 

Với cùng quãng đường 100 m, thời gian vận động viên chạy ở cự li 200 m ngắn nhất.

Vận động viên chạy nhanh nhất ở cự li 200 m.

 

 

 

 

Trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Vật lí 10 Bài 4 Kết nối tri thức

Để mua Giáo án Vật lí 10 Bài 5 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm tài liệu giáo án Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giáo án Vật lý 10 Bài 3: Thực hành sai số phép đo. Ghi kết quả đo

Giáo án Vật lí 10 Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Giáo án Vật lí 10 Bài 6: Thực hành: Đo tốc độ vủa vật chuyển động

Giáo án Vật lí 10 Bài 7: Đồ thị dịch chuyển - thời gian 

Giáo án Vật lí 10 Bài 8: Chuyển động biến đổi gia tốc

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá