Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Vật lý 10 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Vật lý lớp 10 Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô. Mời quý Thầy/cô đón xem:
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Vật lí 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 28: Động lượng
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực:
1.1. Năng lực Vật lí:
- Phát biểu được định nghĩa của động lượng và nêu được ý nghĩa vật lý của các đại lượng đó.
- Phát biểu và viết được công thức liên hệ giữa lực tác dụng lên vật và tốc độ biến thiên của động lượng.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Tự giác tìm tòi, khám phá để lĩnh hội được kiến thức và biết liên hệ các ví dụ có trong thực tế.
+ Biết nâng cao khả năng tự đọc hiểu SGK
+ Có tinh thần xây dựng bài: có tinh thần xây dựng bài, hợp tác làm việc nhóm.
- Giao tiếp và hợp tác: tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh trong thảo luận nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra được nhiều phương án để giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong thảo luận nhóm, Chăm chỉ, kiên trì thực hiện nhiệm vụ
- Trung thực: mạnh dạn nói lên ý kiến góp ý xây dựng bài, bảo vệ cái đúng, nói lên chính kiến của mình thông qua hoạt động nhóm.
- Trách nhiệm: hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Máy chiếu, máy tính.
- Các hình ảnh sử dụng trong bài học.
- Dự kiến sản phẩm.
- Tiêu chí đánh giá hoặc đáp án, hướng dẫn chấm,....
2. Đối với học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp, bút, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (mở đầu)(5 phút)
a. Mục tiêu:
Thông qua tìm hiểu những ví dụ thực tế để học sinh bước đầu nhận thấy có mối liên quan giữa khối lượng và vận tốc.
b. Nội dung:
GV dựa vào mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc ảnh hưởng đến sự truyền chuyển động trong tương tác.
c. Sản phẩm học tập: Ảnh hưởng của khối lượng và vận tốc của vật đến sự truyền chuyển động trong tương tác.
d. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Tạo nhóm đôi (2 HS ngồi cạnh nhau), yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi sau đây vào giấy nháp.
-CH1: Hình a: Xe tải và xe ô tô con đang chạy cạnh nhau với cùng vận tốc. Khi đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng, xe nào muốn dừng lại thì phải có một lực hãm lớn hơn. Tại sao?
-CH2: Hình b: Cầu thủ đá bóng sút phạt 11m. Thủ môn khó bắt bóng hơn khi bóng bay tới có tốc độ lớn hay nhỏ. Tại sao?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS vận dụng những hiểu biết sẵn có để đưa ra ý kiến cá nhân và thảo luận để trả lời CH1, CH2
- GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động.
* Báo cáo kết quả, thảo luận:
- Mời đại diện 1 nhóm trả lời CH1. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung.
- Mời đại diện 1 nhóm trả lời CH2. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung.
*Kết luận, nhận định:
- CH1: Quan sát hiện tượng trong hình vẽ b (cầu thủ sút bóng) ta thấy được tác dụng truyền chuyển động giữa các vật phụ thuộc vào 1 đại lượng là vận tốc.
- CH2: Quan sát tiếp hiện tượng ở hình vẽ a (xe tải và ô tô con) ta thấy rằng đại lượng đặc trưng cho chuyển động của một vật thì ngoài vận tốc còn phải xét đến khối lượng của vật
Từ nội dung báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, GV đặt vấn đề vào bài : “ĐỘNG LƯỢNG”
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu động lượng. (15 phút)
a. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được ý nghĩa của động lượng. Dựa trên kết quả quan sát và thảo luận ở thí nghiệm để hình thành khái niệm động lượng.
b. Nội dung: Nêu được khái niệm, công thức, đơn vị và ý nghĩa các đại lượng trong công thức động lượng.
c. Sản phẩm học tập:
Hoàn thành nội dung PHT số 01
d. Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Tạo nhóm đôi (2 HS gần nhau), yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành PHT số 01
PHT SỐ 01 |
1. Thực hiện thí nghiệm 1 và 2 trong hình 28.1 SGK. Cho biết trong TN1 vận tốc của hai viên bi A và B khi đến chân dốc có giống nhau không? Viên bi nào đẩy viên bi C lăn xa hơn? Tại sao? Chọn 3 viên bi A,B,C (viên bi B có khối lượng lớn hơn bi A và C)
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 2. Trong TN2 (Thả viên bi A lăn xuống máng trượt nhưng tăng độ dốc của máng trượt) ứng với độ dốc nào thì viên bi A có vận tốc lớn hơn khi va chạm với viên bi C? Ở trường hợp nào viên bi C lăn xa hơn? Tại sao? ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................ 3. Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của một vật khi tương tác với vật khác gọi là gì? Nêu định nghĩa, công thức tính động lượng, giải thích các đại lượng trong công thức và cho biết đơn vị tính động lượng trong hệ SI. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................ 4. Cho biết động lượng là đại lượng vô hướng hay đại lượng véctơ? ............................................................................................................................................ 5. Nêu một số ví dụ minh họa cho ý nghĩa vật lí của động lượng? Động lượng của xe ô tô con hay ô tô tải trong hình ở đầu bài có động lượng lớn hơn? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. |
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận, thực hiện các yêu cầu trong PHT số 01
- GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ HS kịp thời.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV chọn ít nhất 02 nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý; thảo luận.
- GV xử lí các tình huống SP phát sinh trong quá trình thảo luận.
* Kết luận, nhận định:
Trên cơ sở nội dung báo cáo kết quả THNV và thảo luận của HS, GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi các nội dung cơ bản vào vở.
BÀI 28: ĐỘNG LƯỢNG I. ĐỘNG LƯỢNG: 1. Định nghĩa: Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của một vật khi tương tác với vật khác Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc là đại lượng được xác định bởi công thức: 2. Đơn vị: kgm/s
|
Hoạt động 2. Hình thành khái niệm xung lượng của lực và cách viết dạng thứ hai của định luật 2 Newton (TT hoạt động 1) (25 phút)
a. Mục tiêu:
Thông qua những kiến thức đã có để xét mối liên hệ giữa độ biến thiên động lượng với lực tác dụng lên một vật có khối lượng m trong khoảng thời gian
b. Nội dung:
Nêu được khái niệm xung lượng của lực, mối liên hệ giữa xung lượng của lực với độ biến thiên động lượng của vật và dạng tổng quát của định luật 2 Newton.
c. Sản phẩm học tập:
Hoàn thành nội dung PHT số 02
d. Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Tạo nhóm (6 HS ), yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành PHT số 02
PHT SỐ 02 |
1.Trong các ví dụ sau, các vật đã chịu tác dụng của các lực nào trong thời gian rất ngắn? -Cầu thủ thực hiện một cú đá vô lê đã đưa được bóng vào lưới đối phương. -Trong môn bi-a, quả bi-a đang chuyển động thì va chạm vào thành bàn làm nó bị đổi hướng. -Trong môn chơi gôn, một quả bóng gôn đang nằm yên. Sau một cú đánh, quả bóng bay đi rất nhanh. ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 2. Hãy chỉ ra sự biến đổi trạng thái chuyển động của vật trong các ví dụ trên như thế nào? Tại sao lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ngắn lại có thể gây ra biến đổi đáng kể trạng thái chuyển động của vật đó? ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................ 3. Nêu khái niệm và đơn vị xung lượng của lực? ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................ 4. Từ định luật II Newton , hãy chứng minh và nêu mối liên hệ giữa xung lượng của lực và độ biến thiên động lượng? ............................................................................................................................................ 5. Từ mối liên hệ giữa xung lượng của lực và độ biến thiên động lượng viết biểu thức tổng quát của định luật II Newton?
............................................................................................................................................ .............................................................................................................................................
|
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận, thực hiện các yêu cầu trong PHT số 02
- GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ HS kịp thời.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV chọn ít nhất 02 nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý; thảo luận.
- GV xử lí các tình huống SP phát sinh trong quá trình thảo luận.
* Kết luận, nhận định:
Trên cơ sở nội dung báo cáo kết quả THNV và thảo luận của HS, GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi các nội dung cơ bản vào vở.
*Gợi ý đánh giá TX: Thông báo cho HS về việc đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ (PHT2): Hình thức, điểm số, .... Có thể cho HS tự đánh giá, đánh giá chéo hoặc GV đánh giá.
Trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Vật lí 10 Bài 28 Kết nối tri thức
Để mua Giáo án Vật lí 10 Bài 28 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Xem thêm tài liệu giáo án Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Giáo án Vật lí 10 Bài 26: Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng
Giáo án Vật lí 10 Bài 27: Hiệu suất
Giáo án Vật lí 10 Bài 29: Định luật bảo toàn động lượng
Giáo án Vật lí 10 Bài 31: Động học của chuyển động tròn đều
Giáo án Vật lí 10 Bài 32: Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.