Giáo án Vật lí 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 33: Biến dạng của vật rắn

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Vật lý 10 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Vật lý lớp 10 Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô. Mời quý Thầy/cô đón xem:

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Vật lí 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 33: Biến dạng của vật rắn

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thực hiện thí nghiệm đơn giản (hoặc sử dụng tài liệu đa phương tiện), nêu được sự biến dạng kéo, biến dạng nén; mô tả được các đặc tính của lò xo: giới hạn đàn hồi, độ biến dạng, độ cứng.

- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, tìm mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo. Từ đó phát biểu được định luật Hooke.

- Vận dụng được định luật Hooke trong một số trường hợp đơn giản.

2. Phát triển năng lực

a) Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, báo cáo, trao đổi kết quả hoạt động, đề xuất giả thiết, xử lý số liệu, báo cáo kết quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết và khái quát rút ra kết luận khoa học.

b. Năng lực Vật lí

Nhận thức vật lí

- Nêu được biến dạng kéo, biến dạng nén; hướng của lực đàn hồi trong biến dạng; mô tả được các đặc tính của lò xo: giới hạn đàn hồi, độ biến dạng, độ cứng của lò xo.

 - Vẽ sơ đồ tư duy nội dung kiến thức.

Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí

- Đưa ra được dự đoán về biến dạng kéo, biến dạng nén; các đặc tính của lò xo.

- Đề xuất được phương án thí nghiệm để phân loại biến dạng kéo, biến dạng nén; mô tả được các đặc tính của lò xo.

- Thực hiện được phương án thí nghiệm để phân loại biến dạng kéo, biến dạng nén. Tìm ra được đặc tính của lò xo.

Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học

- Giải các một số bài tập cơ bản

3. Phát triển phẩm chất

-Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học, tự nghiên cứu bài.

-Trung thực: Trung thực trong thực hiện các thao tác thí nghiệm và tổng hợp kết quả hoạt động nhóm.

-Trách nhiệm: Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Các hình ảnh, video về sự biến dạng của lò xo, dây chun, đệm, cánh cung, quả bóng…

- Bộ thí nghiệm: Lò xo, lực kế, các quả nặng, thước đo.

- Phiếu học tập.

- Chia nhóm học sinh, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

- Bảng kiểm hoạt động giành cho giáo viên để theo dõi, đánh giá quá trình học sinh tham gia vào các hoạt động học tập.

- Bảng đánh giá giành cho nhóm tự đánh giá mức độ các thành viên tham gia vào các hoạt động học tập

2. Đối với học sinh: chuẩn bị bài, SGK, vở ghi, giấy nháp, bút, thước kẻ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động 

a) Mục tiêu:

Tạo tình huống có vấn đề về sự biến dạng của vật rắn.

b) Nội dung hoạt động:

HS quan sát, phân tích các hình ảnh, video về sự biến dạng của lò xo, dây chun, đệm, cánh cung, quả bóng… để chỉ ra được sự biến dạng kéo, biến dạng nén; mô tả đặc tính của lò xo.

c) Sản phẩm học tập:

Nêu được đặc điểm biến dạng của mỗi video, tranh

 d) Tổ chức hoạt động:

GV yêu cầu HS quan sát, phân tích các hình ảnh, video về sự biến dạng của lò xo, dây chun, đệm, cánh cung, quả bóng… để chỉ ra được sự biến dạng kéo, biến dạng nén; mô tả đặc tính của lò xo.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

1. Tìm hiểu biến dạng kéo, biến dạng nén.

a) Mục tiêu:

Phát hiện được vấn đề: Kích thước, hình dạng của vật bị thay đổi khi có ngoại lực tác dụng lên vật.

Dự đoán được trạng của vật khi thôi tác dụng ngoại lực.

Tiến hành được các thí nghiệm để kiểm tra phương án dự kiến.

Học sinh nêu được sự biến dạng kéo, biến dạng nén

b) Nội dung hoạt động:

HS tiến hành Thí nghiệm với quả bóng, dây chun, lò xo theo cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập; Dựa vào video, hình ảnh đã xem;  phân loại, tìm được đặc điểm của biến dạng kéo, biến dạng nén

c) Sản phẩm học tập:

- Phiếu học tập

- Chốt kiến thức: đặc điểm biến dạng kéo, nén và tổng hợp thành sơ đồ tư duy.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia nhóm HS, mỗi nhóm 6 em.

- GV yêu cầu các nhóm HS tiến hành Thí nghiệm với quả bóng, dây chun, lò xo theo cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập; Dựa vào video, hình ảnh đã xem;  Tổng hợp kiến thức tìm được đặc điểm của biến dạng kéo, biến dạng nén

*HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: Làm việc theo nhóm, cặp đôi tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời phiếu học tập và chốt kiến thức: đặc điểm biến dạng kéo, nén và tổng hợp thành sơ đồ tư duy.

GV: Theo dõi để phát hiện các HS gặp khó khăn, từ đó đưa ra sự định hướng, hỗ trợ phù hợp cho mỗi học sinh.

 *HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên bảng báo cáo kết quả học tập trước lớp HS: Đặt câu hỏi, trao đổi, góp ý.  

GV: Chỉnh lí, hợp thức hóa kiến thức về biến dạng kéo và biến dạng nén bằng sơ đồ tư duy.

HS: Ghi chép vào vở.

 

I - BIẾN DẠNG KÉO, BIẾN DẠNG NÉN:

- Phiếu học tập

- Sơ đồ tư duy, thuyết trình của các nhóm.

- Biến dạng:

+ Biến dạng kéo: Dưới tác dụng của ngoại lực, chiều dài của vật tăng lên.

+ Biến dạng nén: Dưới tác dụng của ngoại lực, chiều dài của vật ngắn lại.

 

 

2. Tìm hiểu đặc tính của lò xo. Định luật Hooke:

a) Mục tiêu:

HS thiết kế được phương án và thực hiện thí nghiệm rút ra kết luận đặc tính của lò xo; Định luật Hooke

b) Nội dung hoạt động:

HS thảo luận thiết kế và tiến hành Thí nghiệm với lò xo theo cặp đôi

c) Sản phẩm học tập:

Kết quả hoạt động nhóm: Kết luận đặc tính của lò xo; Định luật Hooke

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia nhóm HS, mỗi nhóm 6 em.

- GV yêu cầu các nhóm HS tiến hành Thí nghiệm với lò xo theo cặp đôi và đặt các câu hỏi gợi ý:

Dùng hai tay kéo dãn (nén) một lò xo:

+ Hai tay có chịu tác dụng của lò xo không ? Hãy nêu rõ điểm đặt, phương và chiều của các lực này.

+ Tại sao lò xo chỉ dãn đến một mức nào đó thì dừng lại ?

+ Khi thôi kéo, lực nào đã làm cho lò xo lấy lại chiều dài ban đầu?

 - Từ đó rút ra kết luận đặc tính của lò xo.

- Tìm phương án xác định độ lớn của lực đàn hồi của lò xo

*HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: Làm việc theo nhóm, cặp đôi tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời phiếu học tập và chốt kiến thức: đặc tính của lò xo.

GV: Theo dõi để phát hiện các HS gặp khó khăn, từ đó đưa ra sự định hướng, hỗ trợ phù hợp cho mỗi học sinh.

 *HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên bảng báo cáo kết quả học tập trước lớp HS: Đặt câu hỏi, trao đổi, góp ý.  

GV: Chỉnh lí, hợp thức hóa kiến thức về đặc tính của lò xo.

HS: Ghi chép vào vở.

 

 

Kết quả hoạt động nhóm: Kết luận đặc tính của lò xo.

II – ĐỊNH LUẬT HOOKE

1. Đặc tính của lò xo

- Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc ( hay gắn) với lò xo, làm nó biến dạng.

- Đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo:

      + Điểm đặt: Vật làm lò xo biến dạng.

      + Phương: Trùng với phương của trục lò xo.

      + Chiều: Ngược hướng với ngoại lực gây biến dạng. Khi lò xo dãn, lực đàn hồi hướng vào trong; khi lò xo nén, lực đàn hồi hướng ra ngoài.

- Nếu tác dụng lực kéo dãn lò xo quá một giá trị nào đó, gọi là giới hạn đàn hồi của lò xo, thì độ dãn của lò xo sẽ không còn tỉ lệ với độ lớn của lực tác dụng nữa và khi thôi tác dụng lực thì lò xo không còn trở về độ dài l0 ban đầu nữa.

2. Định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Fđh=kl

+k: độ cứng của lò xo (N/m)

+l : độ biến dạng của lò xo (m)

- Độ biến dạng (l): Độ giãn (nén) của lò xo.

- Độ cứng của lò xo (k): là đại lượng đặc trưng cho độ nén hay kéo của lò xo. Khi cùng chịu một ngoại lực gây biến dạng, lò xo nào càng cứng thì càng ít biến dạng, do đó hệ số k càng lớn.

 

 

 

 

Trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Vật lí 10 Bài 33 Kết nối tri thức

Để mua Giáo án Vật lí 10 Bài 33 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm tài liệu giáo án Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giáo án Vật lí 10 Bài 26: Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng

Giáo án Vật lí 10 Bài 27: Hiệu suất

Giáo án Vật lí 10 Bài 28: Động lượng

Giáo án Vật lí 10 Bài 31: Động học của chuyển động tròn đều

Giáo án Vật lí 10 Bài 32: Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm

Giáo án Vật lí 10 Bài 34: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng

Đánh giá

0

0 đánh giá