Giáo án Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 11: Một số lực trong thực tiễn

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Vật lý 10 sách Chân trời sáng tạo chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Vật lý lớp 10 Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô. Mời quý Thầy/cô đón xem:

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Vật lí 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 11: Một số lực trong thực tiễn

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

      Biết được một số lực trong thực tiễn: trọng lực, lực ma sát, lực căng dây, lực đẩy Archimedes

      Nắm vững kiến thức về khối lượng riêng, áp suất chất lỏng.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

      Năng lực tự chủ và học tập: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ đặt ra cho các nhóm khi tìm hiểu các lực trong thực tiễn.

      Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận , lập luận để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong hoạt động nhóm.

- Năng lực môn vật lí:

      Năng lực nhận thức vật lí:

+ Mô tả được bằng ví dụ thực tiễn và biểu diễn được bằng hình vẽ : trọng lực, lực ma sát, lực căng dây, lực nâng của nước.

+ Nêu được khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích của chất đó.

      Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được phương trình trong một số trường hợp đơn giản.

      Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Đề xuất thiết kế được mô hình minh họa độ chênh lệch áp suất chất lỏng.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong hoạt động nhóm tìm hiểu các lực thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

      SGK, SGV, Giáo án.

      Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.

      Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh:

      Sách giáo khoa

      Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng cho HS trước khi vào bài học mới.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK và yêu cầu HS trả lời

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Ta biết rằng lực có thể làm biến dạng hoặc thay đổi trạng thái chuyển động của vật. Trong thực tế, một vật thường chịu tác dụng của nhiều lực khác nhau. Ví dụ khi chuyển động, ô tô vừa chịu tác động của lực kéo động cơ, vừa chịu tác động của lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường, trọng lực do Trái Đất tác dụng và áp lực do mặt đường tạo ra. Những lực này có đặc điểm gì?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi mở đầu của GV: Những lực trên đều có đặc điểm là có điểm đặt tại ô tô, phương nằm ngang hoặc thẳng đứng và có độ lớn.

Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS sau khi học xong bài này quay lại xác nhận câu trả lời của bạn.

- GV dẫn dắt vào bài học: Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một số lực có trong thực tiễn. Chúng ta đi vào Bài 11. Một số lực trong thực tiễn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu trọng lực, lực ma sát, lực căng dây, lực nâng của nước.

a. Mục tiêu: HS mô tả được bằng ví dụ thực tiễn và biểu diễn được bằng hình vẽ: trọng lực, lực ma sát, lực căng dây, lực nâng của nước.

b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi. (GV sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp dạy học theo trạm).

GV phân bổ thời gian dạy học:

- Tiết 1,2: Hoạt động 1

+ Tiết 1: GV định hướng cho HS hoàn thành 4 phiếu học tập

+ Tiết 2: HS trình bày các sản phẩm của nhóm mình

- Tiết 3,4: Hoạt động 2,3

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các câu trả lời và hoàn thành nhiệm vụ GV giao. Nhận biết và phân biệt một số lực trong thực tiễn, lấy được ví dụ minh họa và có thể dùng hình vẽ để biểu diễn.

 

 

Trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Vật lí 10 Bài 11 Chân trời sáng tạo

Để mua Giáo án Vật lí 10 Bài 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm tài liệu giáo án Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Vật lí 10 Bài 7: Gia tốc - Chuyển động thẳng biến đổi đều 

Giáo án Vật lí 10 Bài 8: Thực hành Đo gia tốc rơi tự do

Giáo án Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động ném

Giáo án Vật lí 10 Bài 10: Định luật Newton về chuyển động 

Giáo án Vật lí 10 Bài 12: Chuyển động của vật trong chất lưu

Đánh giá

0

0 đánh giá