SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo trang 45

294

Lời giải bài tập Sinh học 10 Bài 14: Thực hành: một số thí nghiệm về enzymetrang 45 trong Sinh học 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Bài 14: Thực hành: một số thí nghiệm về enzymetừ đó học tốt môn Sinh học 10.

Giải bài tập Sinh học 10 Bài 14: Thực hành: một số thí nghiệm về enzyme trang 45

Bài 14.6 trang 45 sách bài tập Sinh học 10: Chuẩn bị dung dịch saccharase: cân 1 g men bia nghiền với 10 mL nước cất, để 30 phút rồi li tâm hoặc lọc bằng giấy lọc

Tiến hành thí nghiệm: Lấy bốn ống nghiệm, cho vào ống 1 và 2 mỗi ống 1 mL dung dịch tinh bột 1 %, cho vào ống 3 và 4 mỗi ống 1 mL saccharose 4 %. Thêm vào ống 1 và ống 3 mỗi ống 1 mL nước bọt pha loãng, thêm vào ống 2 và ống 4 mỗi ống 1 mL dịch chiết men bia. Đặt cả bốn ống nghiệm vào tủ ấm 40 oC trong 15 phút. Sau đó lấy ra cho thêm vào ống 1 và 2 mỗi ống 3 – 4 giọt thuốc thử Lugol, cho thêm vào ống 3 và 4 mỗi ống 1 mL thuốc thử Fehling, đun trên đèn cồn đến khi sôi, quan sát màu sắc các ống nghiệm và giải thích.

Lời giải:

- Ống 1: Không xuất hiện màu, do tinh bột đã bị thủy phân bởi enzyme amylase nên không xảy ra phản ứng với Lugol.

- Ống 2: Xuất hiện màu xanh tím do tinh bột không bị thủy phân bởi enzyme saccharase có trong dịch chiết men bia nên xảy ra phản ứng với Lugol.

- Ống 3: Không xuất hiện màu, do saccharose không bị thủy phân bởi enzyme saccharase, mặt khác, saccharose không có tính khử nên không xảy ra phản ứng với Fehling.

- Ống 4: Xuất hiện kết tủa đỏ gạch, do saccharose bị thủy phân bởi enzyme saccharase có trong dịch chiết men bia thành glucose và fructose cho phản ứng với Fehling tạo kết tủa đỏ gạch.

Bài 14.7 trang 45 sách bài tập Sinh học 10: Biết iodine tác dụng với tinh bột cho màu xanh lam; nước thịt (protein) vốn vẩn đục, khi bị phân cắt bởi enzyme thích hợp sẽ trở nên trong hơn. Ở điều kiện 37 oC, có tám ống nghiệm sau với tỉ lệ các chất và thời gian thích hợp. Hãy xác định kết quả và giải thích.

- Ống 1: Tinh bột + nước bọt + iodine.

- Ống 2: Tinh bột + nước cất + iodine.

- Ống 3: Tinh bột + nước bọt đã đun sôi + iodine.

- Ống 4: Tinh bột + nước bọt + HCl + iodine.

- Ống 5: Tinh bột + dịch vị + iodine.

- Ống 6: Nước thịt + dịch vị.

- Ống 7: Nước thịt + dịch vị + KOH.

- Ống 8: Nước thịt + nước bọt.

Lời giải:

- Ống 1: Không có màu xanh tím, do tinh bột bị phân giải bởi amylase nên không cho phản ứng với iodine.

- Ống 2: Có màu xanh tím, do không có enzyme amylase phân giải tinh bột → tinh bột phản ứng với iodine.

- Ống 3: Có màu xanh tím, do nhiệt độ làm biến tính enzyme amylase nên tinh bột không bị phân giải → tinh bột phản ứng với iodine.

- Ống 4: Có màu xanh tím, do enzyme không hoạt động trong môi trường acid nên tinh bột không bị phân giải → tinh bột phản ứng với iodine.

- Ống 5: Có màu xanh tím, do dịch vị không có enzyme amylase nên tinh bột không bị phân giải → tinh bột phản ứng với iodine.

- Ống 6: Nước trong hơn, vì dịch vị có enzyme pepsin phân giải protein.

- Ống 7: Vẩn đục, vì enzyme pepsin không hoạt động trong môi trường kiềm → protein không bị phân giải.

- Ống 8: Vẩn đục, vì trong nước bọt không có enzyme pepsin → protein không bị phân giải.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập trang 44 sách bài tập Sinh học 10

Bài tập trang 46 sách bài tập Sinh học 10

 

 

 

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá