Biết iodine tác dụng với tinh bột cho màu xanh lam; nước thịt (protein) vốn vẩn đục

370

Với giải Bài 14.7 trang 45 trong Sinh học 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Biết iodine tác dụng với tinh bột cho màu xanh lam; nước thịt (protein) vốn vẩn đục

Bài 14.7 trang 45 sách bài tập Sinh học 10: Biết iodine tác dụng với tinh bột cho màu xanh lam; nước thịt (protein) vốn vẩn đục, khi bị phân cắt bởi enzyme thích hợp sẽ trở nên trong hơn. Ở điều kiện 37 oC, có tám ống nghiệm sau với tỉ lệ các chất và thời gian thích hợp. Hãy xác định kết quả và giải thích.

- Ống 1: Tinh bột + nước bọt + iodine.

- Ống 2: Tinh bột + nước cất + iodine.

- Ống 3: Tinh bột + nước bọt đã đun sôi + iodine.

- Ống 4: Tinh bột + nước bọt + HCl + iodine.

- Ống 5: Tinh bột + dịch vị + iodine.

- Ống 6: Nước thịt + dịch vị.

- Ống 7: Nước thịt + dịch vị + KOH.

- Ống 8: Nước thịt + nước bọt.

Lời giải:

- Ống 1: Không có màu xanh tím, do tinh bột bị phân giải bởi amylase nên không cho phản ứng với iodine.

- Ống 2: Có màu xanh tím, do không có enzyme amylase phân giải tinh bột → tinh bột phản ứng với iodine.

- Ống 3: Có màu xanh tím, do nhiệt độ làm biến tính enzyme amylase nên tinh bột không bị phân giải → tinh bột phản ứng với iodine.

- Ống 4: Có màu xanh tím, do enzyme không hoạt động trong môi trường acid nên tinh bột không bị phân giải → tinh bột phản ứng với iodine.

- Ống 5: Có màu xanh tím, do dịch vị không có enzyme amylase nên tinh bột không bị phân giải → tinh bột phản ứng với iodine.

- Ống 6: Nước trong hơn, vì dịch vị có enzyme pepsin phân giải protein.

- Ống 7: Vẩn đục, vì enzyme pepsin không hoạt động trong môi trường kiềm → protein không bị phân giải.

- Ống 8: Vẩn đục, vì trong nước bọt không có enzyme pepsin → protein không bị phân giải.

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá