Cho một lượng hồ tinh bột như nhau vào các ống nghiệm, đánh dấu A1, A2, B1, B2, C1, C2

328

Với giải Bài 14.10 trang 46 trong Sinh học 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Cho một lượng hồ tinh bột như nhau vào các ống nghiệm, đánh dấu A1, A2, B1, B2, C1, C2

Bài 14.10 trang 46 sách bài tập Sinh học 10: Cho một lượng hồ tinh bột như nhau vào các ống nghiệm, đánh dấu A1, A2, B1, B2, C1, C2 sau đó cho thêm vào các ống một lượng nước bọt như nhau. Ở hai ống A: không cho thêm gì; ở hai ống B: đun nóng; ở hai ống C: cho thêm HCl. Tiếp theo, cho vào các ống số 1 dung dịch iodine, cho vào các ống số 2 thuốc thử strome (NaOH 10 % + CuSO4 2 %). Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích.

Lời giải:

- Ống A1: Không xuất hiện phức xanh tím do amylase trong nước bọt đã phân giải tinh bột.

- Ống A2: Xuất hiện phức màu đỏ nâu do amylase phân giải tinh bột thành maltose, loại đường này có tính khử nên phản ứng với thuốc thử strome làm xuất hiện Cu2O. - Ống B1: Xuất hiện phức xanh tím do nhiệt độ làm biến tính enzyme amylase → tinh bột phản ứng với dung dịch iodine.

- Ống B2: Không xuất hiện phức màu đỏ nâu do enzyme amylase bị biến tính nên tinh bột không bị phân giải thành maltose, tinh bột không phản ứng với strome.

- Ống C1: Xuất hiện phức xanh tím do môi trường acid đã bất hoạt enzyme amylase → tinh bột phản ứng với dung dịch iodine.

- Ống C2: Không xuất hiện phức màu đỏ nâu do enzyme amylase bị bất hoạt nên tinh bột không bị phân giải thành maltose, tinh bột không phản ứng với strome.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá