Toptailieu biên soạn và sưu tầm giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 8: Quản lí tiền môn Giáo dục công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:
GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 8: Quản lí tiền môn
Lời giải:
- Nếu em có 200 000 đồng, em sẽ chia làm hai phần.
+ 100.000 đồng, em để dành cho những dịp cần thiết hoặc đột xuất như tặng quà bạn, xe hỏng, …
+ 100 000 đồng, em sẽ mua quyển sách mà em yêu thích.
Khám phá
Câu hỏi trang 44 GDCD 7: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Em có nhận xét gì về việc quản lí tiền của Thúy?
b) Theo em, việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Lời giải:
Yêu cầu a) Việc quản lí tiền của Thúy rất khoa học và có hiệu quả. Thay vì tiêu hết số tiền được cho, Thúy đã tiết kiệm và làm được nhiều việc như: mua quà cho em, không xin tiền bố mẹ, giúp đỡ đồng bài gặp lũ lụt,..
Yêu cầu b) Quản lí tiền hiệu quả giúp mọi người rèn luyện được thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình, … tạo dựng cuộc sống ổn định, tự chủ, không ngừng phát triển.
a) Trong các sản phẩm trên, đâu là thứ em mong muốn có? Đâu là thứ em rất cần? Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn thì em sẽ chọn mua những sản phẩm nào? Vì sao?
b) Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả gì? Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức?
Lời giải:
Yêu cầu a)
-Những sản phẩm em mong muốn là ván trượt, điện thoại, pizza, máy ảnh.
- Những thứ em rất cần là sách vở, balo, bánh mì, áo, giày dép, vợt cầu lông.
- Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn em sẽ chọn những sản phẩm em rất cần. Vì đó là những sản phẩm thiết yếu trong quá trình học tập và sinh hoạt của em.
Yêu cầu b)
- Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép thì khi có việc quan trọng, thiết yếu, chúng ta sẽ không có tiền để dùng.
- Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức là chi tiêu có kế hoạch; việc gì cần dùng đền tiền ngay, việc gì chưa cần thiết, phải mua thứ gì và muốn mua thứ gì, và đặc biệt luôn có một khoản tiết kiệm phòng những trường hợp khẩn cấp.
a) Vì sao H khó vay tiền của các bạn trong lớp?
b) Theo em, khi vay mượn tiền cần chú ý điều gì? Vì sao?
Lời giải:
Yêu cầu a) H khó vay tiền của các bạn trong lớp vì: H vay tiền các bạn để chơi điện tử và ít khi trả đúng hạn.
Yêu cầu b)
- Theo em, khi vay mượn tiền cần chú ý:
+ Vay tiền cho những việc thật sự cần thiết.
+ Phải trả tiền đúng hẹn.
- Vì: nếu vay nhưng trả không đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến người cho vay, khi người cho vay cần sử dụng đến tiền, họ sẽ không có tiền để sử dụng.
GDCD 7 Kết nối tri thức trang 46
a) Trong đoạn hội thoại trên, chị Hà đã đặt mục tiêu tiết kiệm tiền và thực hiện mục tiêu đó như thế nào?
b) Em đã bao giờ đặt mục tiêu tiết kiệm tiền chưa? Nếu có, em đã thực hiện mục tiêu đó như thế nào?
c) Hãy nêu lợi ích của việc đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.
Lời giải:
Yêu cầu a)
- Chị Hà đã đặt mục tiêu từ mấy tháng trước: mua áo len tặng bà.
- Cách thực hiện:
+ Mang theo bình nước và sử dụng vở cũ để tiết kiệm tiền mẹ cho.
+ Sử dụng những quyển vở còn mới từ năm học trước.
Yêu cầu b)
- Em đã đặt mục tiêu tiết kiệm tiền để mua máy nghe nhạc.
- Em tiết kiệm tiền mẹ cho ăn sáng, tiền được thưởng học sinh giỏi trong 3 tháng.
Yêu cầu c) Lợi ích của việc đặt mục tiêu tiết kiệm tiền: chi tiêu hợp lí, có khoản tiết kiệm để dành vào những việc cần thiết.
a) Vì sao tiết kiệm thức ăn, điện, nước, …lại giúp chúng ta tiết kiệm được tiền? Nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước, ... trong cuộc sống.
b) Em hãy nêu cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước, … mà em biết.
Lời giải:
Yêu cầu a)
- Thức ăn, điện, nước, … đều phải dùng tiền để mua, vì vậy tiết kiệm thức ăn, điện, nước cũng chính là tiết kiệm tiền.
- Ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước, ... trong cuộc sống
+ Tiết kiệm được tiền bạc.
+ Giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường
+ Giảm tình trạng chặt phá rừng xây đập thủy điện.
Yêu cầu b) Một số cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước, … :
- Tắt các thiết bị điện không cần thiết
- Sử dụng nước đã qua sử dụng để tưới cây, rửa sân.
- Thức ăn thừa để cho động vật
- Rau thừa có thể ủ đến bón cây
- Chỉ lấy đủ phần ăn của mình.
……….
a) Việc làm của Hằng đem lại lợi ích gì?
b) Em hãy kể tên những vật khác có thể tái chế.
Lời giải:
Yêu cầu a) Việc làm của Hằng đem lại lợi ích:
+ Hằng có khoản tiền tiết kiệm để chi tiêu, phụ giúp thêm bố mẹ và làm từ thiện.
+ Giúp giảm bớt lượng rác thải ra môi trường, góp phần bảo vệ môi trường.
Yêu cầu b) Em hãy kể tên những vật khác có thể tái chế.
- Bao tải dùng làm túi
- Chai thủy tinh trang trí
- Ông hút để trang trí
- Lốp xe dùng làm chậu hoa trang trí, ghế ngồi,…
a) Em hãy kể tên các sản phẩm học sinh có thể tranh thủ thời gian rảnh, tự làm để bán lấy tiền trong các hình trên.
b) Em hãy giới thiệu thêm những mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương em có thể làm để bán.
Lời giải:
Yêu cầu a)
- Tranh 1: Bánh kem, bánh cup-cake
- Tranh 2: Đan len, móc len
Yêu cầu b)Những mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương em có làm để bán:
+ Tranh vẽ
+ Nước hoa quả;
+ Đồ handmade như vòng tay, vòng cổ, móc len hình con vật,….
GDCD 7 Kết nối tri thức trang 48
a) Các bạn trong tranh đã làm gì để có thu nhập cá nhân?
b) Em hãy kể thêm những công việc học sinh có thể làm phụ giúp bố mẹ vào thời gian rảnh rỗi để có tiền.
Lời giải:
Yêu cầu a)
- Tranh 1: nuôi gà, chăm gà
- Tranh 2: đánh máy các tài liệu giúp bố
Yêu cầu b) Những công việc học sinh có thể làm phụ giúp bố mẹ vào thời gian rảnh rỗi để có tiền.
- Làm việc nhà
- Chăn nuôi trồng trọt giúp gia đình
- Bán đồ phế liệu
Câu hỏi 2 trang 48 GDCD 7: Theo em, gửi tiền vào ngân hàng mang lại lợi ích gì?
Lời giải:
Theo em, gửi tiền vào ngân hàng mang lại lợi ích:
- Tiết kiệm tiền
- Có lãi hàng tháng
Luyện tập
a) Học sinh nên tập trung vào việc học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc.
b) Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cần thận và hay chi vào những việc không cần thiết.
c) Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.
d) Biết quản lý tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ.
Lời giải:
- Em không đồng ý với ý kiến a). Vì học sinh cần quan tâm đến tiền bạc để quán lí tiền hiệu quả, có khả năng tự chủ, tự lập.
- Em không đồng ý với ý kiến b). Vì: học sinh nên học cách quản lí chi tiêu.
- Em không đồng ý với ý kiến c). Vì: mọi người đều cần phải có khả năng quản lí tiền bạc.
- Em đồng ý bới ý kiến d). Quản lí tiền hiệu quả giúp mọi người rèn luyện được thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình,… tạo dựng cuộc sống ổn định, tự chủ, không ngừng phát triển.
Luyện tập 2 trang 49 GDCD 7: Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?
a) Cả tuần vừa rồi K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua cuốn truyện yêu thích.
b) Ngay tuần đầu tiên, H đã dùng hết số tiền mẹ cho để cho tiêu trong cả tháng. Bạn hỏi xin thêm nhưng mẹ từ chối.
c) Tháng nào, Q cũng đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền nhất định.
d) B có thói quen ghi ra giấy những thứ cần mua trước khi đi chợ.
Lời giải:
- Hành động nhịn ăn sáng của K sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vì nhịn ăn, bạn nên ăn sáng ở nhà để tiết kiệm tiền mua cuốn truyện.
- Hành động của H cho thấy bạn đã không quản lí tiền hợp lí. Thay vì chia thành các khoản thành các ngày, bạn lại tiêu hết, khi có việc dùng đến lại không có tiền.
- Q đã biết tiết kiệm và quản lí tiền
- Hành động của B giúp bạn biết bản thân cần mua gì, tránh mua những thứ không cần thiết dẫn đến lãng phí tiền.
Luyện tập 3 trang 49 GDCD 7: Xử lý tình huống:
a) M muốn mua một quả bóng đá giá 100.000 đồng nhưng chỉ có 40.000 đồng. M hỏi vay Q 60.000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q chơi cùng.
Nếu là Q, em sẽ xử lý như thế nào? Vì sao?
b) N vui mừng khoe với các bạn rằng mình vừa được thưởng 200.000 đồng vì thành tích học tập và tích cực phụ giúp mẹ ở xưởng may tuần vừa rồi. Thấy vậy, các bạn muốn N mua kem khao cả nhóm. N lúng túng vì muốn dùng tiền để mua quà tặng bà ngoại và truyện tranh cho em gái.
Theo em, N nên xử lý thế nào?
Lời giải:
- Tình huống a) Nếu là Q, em sẽ nói với bạn rằng việc mua bóng là việc không cần thiết ngay lúc này, bạn có thể để dành tiền để sau này mua.
- Tình huống b) Nếu là N, em sẽ nói với các bạn rằng, tiền của mình đã có những kế hoạch rồi, em sẽ mời các bạn vào lần tới.
Lời giải:
- Em sẽ cùng các bạn mua đồ về tự làm bánh, làm nước trái cây, như vậy vừa tiết kiệm vừa có những kỉ niệm đẹp giữa các bạn.
Vận dụng
Lời giải:
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây
Kế hoạch bán nước trái cây tại hội chợ của trường ngày 26/3!
- Thành viên thực hiện:
1/ Nguyễn Mai Anh 2/ Trần Mai Trang
3/ Dương Thu Huyền 4/ Trần Thu Phương.
- Mặt hàng sẽ bán: nước ép trái cây
- Những đồ dùng/ vật dụng cần chuẩn bị:
+ Dụng cụ: Dao, máy ép hoa quả, máy vắt cam, cốc giấy, găng tay, giấy ăn, thùng đựng đá giữ nhiệt…
+ Nguyên liệu: dưa hấu, cam, dứa, đá lạnh
- Phân công chuẩn bị:
Dụng cụ hoặc nguyên liệu |
Số lượng cần |
Mua/ Tự chuẩn bị (mang từ nhà đi) |
Thành viên đảm nhiệm |
|
Mua |
Tự chuẩn bị |
|||
Máy ép hoa quả |
2 chiếc |
|
X |
Mai Anh |
Máy vắt cam |
1 chiếc |
|
X |
|
Cốc giấy 200ml |
100 chiếc |
X |
|
|
Găng tay ni-lông |
1 hộp |
X |
|
Mai Trang
|
Dao gọt hoa quả |
3 |
|
X |
|
Thùng đựng đá giữ nhiệt |
1 thùng |
|
X |
|
Giấy ăn |
2 hộp |
X |
|
Thu Huyền |
Dưa hấu |
15 kg |
X |
|
|
Cam |
10 kg |
X |
|
|
Dứa |
10 kg |
X |
|
Thu Phương |
Đá lạnh |
3 bịch |
X |
|
- Dự trù kinh phí thực hiện:
Dụng cụ hoặc nguyên liệu |
Số lượng |
Đơn giá dự kiến |
Chi phí dự kiến |
Thành viên đảm nhiệm |
Cốc giấy 200ml |
100 chiếc |
60.000/ 100 chiếc |
60.000 |
Mai Anh |
Găng tay ni-lông |
1 hộp |
10.000/ hộp |
10.000 |
Mai Trang
|
Giấy ăn |
2 hộp |
20.000/ hộp |
40.000 |
Thu Huyền |
Dưa hấu |
15 kg |
10.000/ kg |
150.000 |
|
Cam |
10 kg |
10.000/ kg |
100.000 |
|
Dứa |
10 kg |
15.000/kg |
150.000 |
Thu Phương |
Đá lạnh |
3 bịch |
10.000/ bịch |
30.000 |
|
Tổng |
540.000 |
|
- Dự kiến giá bán sản phẩm:
+ Nước ép dưa hấu – 20.000/ ly.
+ Nước ép dứa – 30.000/ ly
+ Nước ép cam – 20.000/ ly.
-Đánh giá kết quả thực hiện: ………………………………………………………..
Lời giải:
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây
- Xác định khoản tiền muốn tiết kiệm: 1.000.000 đồng (một triệu đồng).
- Mục đích tiết kiệm: mua sách tham khảo, đồ dùng học tập, làm từ thiện.
- Thời gian thực hiện: 3 tháng.
- Cách thực hiện:
+ Tiết kiệm tiền tiêu vặt mà bố mẹ cho hằng tháng.
+ Làm cộng tác viên viết bài cho các trang web học tập/ viết bài cho báo Hoa học trò hay tạp chí Văn học và Tuổi trẻ…
+ Thu gom phế liệu (giấy vụn, lon bia, chai nhựa…).
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.