Với giải Câu hỏi trang 18 SBT Toán 10 Tập 1 Kết nối tri thức trong Bài 3: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Toán 10. Mời các bạn đón xem:
SBT Toán 10 Kết nối tri thức trang 18 Bài 3: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2.1 trang 18 SBT Toán lớp 10 Tập 1:Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn -3x + y < 4.
a) Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình đã cho trên mặt phẳng tọa độ.
b) Từ đó suy ra miền nghiệm của bất phương trình -3x + y ≤ 4 và miền nghiệm của bất phương trình -3x + y ≥ 4.
Lời giải:
a) Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình -3x + y < 4 trên mặt phẳng tọa độ.
Bước 1. Vẽ đường thẳng d: -3x + y = 4 trên mặt phẳng tọa độ Oxy như sau:
• Xác định hai điểm thuộc đường thẳng d: -3x + y = 4.
Ta có bảng sau:
Do đó đồ thị của đường thẳng d: -3x + y = 4 đi qua các điểm có tọa độ (0; 4) và (1; 7).
• Xác định 2 điểm đó trên hệ trục tọa độ Oxy và kẻ đường thẳng đi qua 2 điểm đó, ta thu được đường thẳng d: -3x + y = 4.
Bước 2. Ta chọn O(0; 0) là điểm không thuộc đường thẳng d: -3x + y = 4 và thay vào biểu thức -3x + y, ta có -3 . 0 + 0 = 0 < 4.
Do đó miền nghiệm của bất phương trình -3x + y < 4 là nửa mặt phẳng bờ d chứa gốc tọa độ và bỏ đi đường thẳng d (miền không được gạch).
b) Khi đó miền nghiệm của bất phương trình -3x + y ≤ 4 là nửa mặt phẳng bờ d chứa gốc tọa độ (miền không được gạch).
Miền nghiệm của bất phương trình -3x + y ≥ 4 là nửa mặt phẳng bờ d không chứa gốc tọa độ (miền được gạch).
Bài 2.2 trang 18 SBT Toán lớp 10 Tập 1: Cho bất phương trình 2x + 3y + 3 ≤ 5x + 2y + 3.
Bằng cách chuyển vế, hãy đưa bất phương trình trên về dạng tổng quát của bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn đó trên mặt phẳng tọa độ.
Lời giải:
Ta có 2x + 3y + 3 ≤ 5x + 2y + 3
2x + 3y + 3 - 5x - 2y - 3 ≤ 0.
-3x + y ≤ 0.
Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình -3x + y ≤ 0 trên mặt phẳng tọa độ:
Bước 1. Vẽ đường thẳng d: -3x + y = 0 theo các bước sau:
• Xác định hai điểm thuộc đường thẳng d: -3x + y = 0.
Do đó đường thẳng d: -3x + y = 0 đi qua hai điểm có tọa độ (0; 0) và (1; 3).
• Xác định hai điểm đó trên hệ trục tọa độ Oxy, kẻ đường thẳng đi qua 2 điểm đó ta thu được đường thẳng d: -3x + y = 0.
Bước 2. Ta chọn điểm (0; 1) là điểm không thuộc đường thẳng d: -3x + y = 0 và thay vào biểu thức -3x + y ta có -3 . 0 + 1 = 1 > 0.
Do đó miền nghiệm của bất phương trình -3x + y ≤ 0 là nửa mặt phẳng bờ d không chứa điểm (0; 1) (miền không được gạch).
Lời giải:
Ta thấy đường thẳng d đi qua hai điểm (0; -2) và (4; 0).
Gọi phương trình đường thẳng d: y = ax + b (a ≠ 0).
Thay x = 0; y = -2 vào đường thẳng d ta có:
-2 = a . 0 + b
b = -2.
Thay x = 4; y = 0 vào đường thẳng d ta có:
0 = 4 . a + (-2)
2 = 4 . a
a = =
Do đó phương trình đường thẳng d: y = x - 2
2y = x - 4
x - 2y = 4.
Chọn điểm O(0; 0) là điểm không thuộc đường thẳng d và thay vào biểu thức x - 2y ta được: 0 - 2 . 0 = 0 < 4.
Do đó bất phương trình nhận nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d (miền không bị gạch) làm miền nghiệm là x - 2y ≤ 4.
Bài 2.4 trang 19 SBT Toán lớp 10 Tập 1:Cho bất phương trình x + 2y ≥ -4.
a) Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình đã cho trên mặt phẳng tọa độ.
b) Miền nghiệm có chứa bao nhiêu điểm (x; y) với x, y là các số nguyên âm?
Lời giải:
a) Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình x + 2y ≥ -4 trên mặt phẳng tọa độ:
Bước 1. Ta vẽ đường thẳng d: x + 2y = -4 theo các bước sau:
• Xác định hai điểm thuộc đường thẳng d.
Ta có bảng sau:
Do đó đường thẳng d: x + 2y = -4 đi qua hai điểm (0; -2) và (-4; 0).
• Xác định hai điểm đó trên hệ trục tọa độ Oxy, kẻ đường thẳng đi qua 2 điểm đó ta thu được đường thẳng d: x + 2y = -4.
Bước 2. Chọn điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng d và thay vào biểu thức x + 2y ta được 0 + 2 . 0 = 0 > -4.
Do đó miền nghiệm của bất phương trình x + 2y ≥ -4 là nửa mặt phẳng bờ d chứa gốc tọa độ (miền không được gạch).
b) Do x, y là các số nguyên âm và x + 2y ≥ -4 nên 0 > x > -4.
Với y ≤ -2 thì 2y ≤ -4, mà x là số nguyên âm nên x + 2y < -4 (loại).
Do đó 0 > y > -2 suy ra y = -1.
Ta có bảng sau:
Vậy miền nghiệm chứa hai điểm (x; y) {(-1; -1); (-2; -1)} với x, y là các số nguyên âm.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2.1 trang 18 SBT Toán lớp 10 Tập 1:Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn -3x + y < 4...
Bài 2.2 trang 18 SBT Toán lớp 10 Tập 1: Cho bất phương trình 2x + 3y + 3 ≤ 5x + 2y + 3...
Bài 2.4 trang 19 SBT Toán lớp 10 Tập 1:Cho bất phương trình x + 2y ≥ -4...
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.