Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 11 Bài 1: Khái quát về môn Vật lí

438

Với giải Câu hỏi trang 11 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trong Bài 1: Khái quát về môn Vật lí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem: 

Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 11 Bài 1: Khái quát về môn Vật lí

Luyện tập trang 11 Vật Lí 10Có ý kiến nhận định điện năng là thành tựu cốt lõi và huyết mạch của Vật lí cho nền văn minh của nhân loại. Hình 1.8 cho thấy các châu lục sáng rực về đêm. Trình bày quan điểm của em về nhận định này.

Có ý kiến nhận định điện năng là thành tựu cốt lõi và huyết mạch của Vật lí

 

Lời giải:

Quan điểm cá nhân: không chỉ điện năng góp phần phát triển cho nền văn minh nhân loại mà còn có các dạng năng lượng khác quan trọng không kém. Tuy nhiên điện năng được ứng dụng hầu như trong mọi thiết bị sinh hoạt, cũng như phục vụ cuộc sống của con người.

Khi con người nghiên cứu ra điện năng, chuyển đổi các dạng năng lượng khác thành điện năng (từ năng lượng gió, nước, mặt trời, địa nhiệt, hạt nhân, …) thì nền văn minh của nhân loại bước sang một trang mới.

Vận dụng trang 11 Vật Lí 10: Tìm hiểu để viết bài thuyết trình ngắn về quá trình sản xuất, truyền tải và lợi ích của điện năng.

Lời giải:

- Quá trình sản xuất, truyền tải điện năng từ nhà máy thủy điện

Tìm hiểu để viết bài thuyết trình ngắn về quá trình sản xuất, truyền tải và lợi ích

+ Nước được dự trữ trong hồ chứa, khi cổng kiểm soát được mở ra, nước chảy theo đường ống dẫn xuống làm quay tua bin của máy phát điện, điện năng được sinh ra đưa vào máy biến thế, sau đó được đến các trạm biến áp, và được truyền tải đi đến nơi tiêu thụ thông qua hệ thống điện lưới quốc gia.

- Lợi ích của điện năng:

+ Phục vụ cuộc sống sản xuất, sinh hoạt của con người: chạy các thiết bị máy móc, thắp sáng hệ thống đèn, …

+ Phục vụ cho công việc nghiên cứu khoa học.

+ Phục vụ cho việc khám chữa bệnh, nhu cầu vui chơi giải trí, …

Bài 1 trang 11 Vật Lí 10Vào đầu thế kỉ XX, J.J.Thomson (Tôm - xơn) đã đề xuất mô hình cấu tạo nguyên tử gồm các electron phân bố đều trong một khối điện dương kết cấu tựa như khối mây. Để kiểm chứng giả thuyết này, E.Rutherford (Rơ-dơ-pho) đã sử dụng tia alpha gồm các hạt mang điện dương bắn vào các nguyên tử kim loại vàng (Hình 1P.1). Kết quả của thí nghiệm đã bác bỏ giả thuyết của J.J.Thomson, đồng thời đã giúp khám phá ra hạt nhân nguyên tử. E.Rutherford đã vận dụng phương pháp nghiên cứu nào để nghiên cứu vấn đề này? Giải thích.

Vào đầu thế kỉ XX, J.J.Thomson (Tôm - xơn) đã đề xuất mô hình cấu tạo nguyên tử

 

Lời giải:

E.Rutherford đã vận dụng phương pháp lí thuyết kết hợp với phương pháp thực nghiệm. Ông dùng suy luận lí thuyết để phát hiện một kết quả mới. Kết quả này cần kiểm chứng bằng thực nghiệm. Do đó, ông dùng thí nghiệm để kiểm chứng, hoàn thiện, bổ sung và bác bỏ giả thuyết mà ông đã đưa ra. Kết quả thí nghiệm đã được giải thích bằng lí thuyết mới.

Bài 2 trang 11 Vật Lí 10: Tìm hiểu thực tế một số thiết bị vật lí dùng trong y tế để chẩn đoán, đo lường và chữa bệnh.

Gợi ý: Các thiết bị quang học của bệnh viện mắt, của các phòng khám bệnh chẩn đoán bằng hình ảnh, …

Lời giải:

Một số thiết bị vật lí dùng trong y tế:

Tìm hiểu thực tế một số thiết bị vật lí dùng trong y tế để chẩn đoán

Máy chụp cộng hưởng từ

Tìm hiểu thực tế một số thiết bị vật lí dùng trong y tế để chẩn đoán

Máy đo khúc xạ

Tìm hiểu thực tế một số thiết bị vật lí dùng trong y tế để chẩn đoán

Máy đo huyết áp

Đánh giá

0

0 đánh giá