Tiếng Việt lớp 2 trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 Bài 9: Ôn tập giữa học kì I – Cánh diều

2.5 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 Bài 9: Ôn tập giữa học kì I sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Chia sẻ và đọc, Viết, Đọc, Nói và nghe, Tự đọc sách báo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Nội dung bài viết

Tiếng Việt lớp 2 trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 Bài 9: Ôn tập giữa học kì I

Tiếng Việt lớp 2 trang 72 Tiết 1, 2: Đánh giá và luyện tập tổng hợp

Đề bài

Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 50 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.

Lời giải:Học sinh tự thực hành tập đọc, trong khi đọc cần chú ý:

- Đọc to, rõ ràng, diễn cảm

- Ngắt nghỉ rõ ràng, đúng chỗ

- Chú ý đọc đúng những từ khó

Tiếng Việt lớp 2 trang 72, 73 Tiết 3, 4: Đánh giá và luyện tập tổng hợp

Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

Lời giải:

Học sinh tự thực hành tập đọc, trong khi đọc cần chú ý:

- Đọc to, rõ ràng, diễn cảm

- Ngắt nghỉ rõ ràng, đúng chỗ

- Chú ý đọc đúng những từ khó

Đọc và làm bài tập

Việc tốt

1. Chủ nhật, nhớ lời cô dặn về nhà cần làm việc tốt, Hùng định quét nhà. Nhưng chị Hà quét trước mất rồi.

Hùng đang không biết làm gì thì bác Cảnh sáng, nhờ trông giúp em bé.

Tiếng Việt lớp 2 trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 Bài 9: Ôn tập giữa học kì I – Cánh diều (ảnh 1)

Hùng trông em, chỉ mong bé khóc để dỗ. Nhưng bé cứ cười toe toét.

Lúc từ nhà bác Cảnh về, thấy một bà cụ đang tìm số nhà, Hùng ân cần chỉ giúp. Bà cứ khen Hùng mãi.

Về nhà, Hùng lấy nước uống, rồi rửa ấm chén.

2. Sáng thứ Hai, các bạn báo cáo cô giáo những việc tốt đã làm.

Hùng cũng kể việc mình đã làm. Kể xong, em nói:

- Em xin lỗi cô, em chưa làm được việc tốt nào ạ.

3. Cô giáo cười:

- Em đã làm được ba việc tốt rồi. Em rất đáng khen!

Theo PHONG THU

Tiếng Việt lớp 2 trang 73 Câu 1: Chủ nhật, Hùng đã làm được những việc gì?

Phương pháp giải:

Em hãy kể ba việc mà Hùng đã làm trong ngày.

Lời giải:

Chủ nhật, Hùng đã làm được ba việc:

- Trông em bé giúp bác Cảnh

- Giúp đỡ một bà cụ tìm số nhà

- Rửa ấm chén.

Tiếng Việt lớp 2 trang 73 Câu 2: Vì sao Hùng nghĩ đó chưa phải là những việc tốt? Chọn ý đúng:

a) Vì đó là những việc chị Hà đã làm.

b) Vì đó không phải những việc khó.

c) Vì Hùng làm chưa xong việc.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại nội dung bài để trả lời.

Lời giải:

Hùng nghĩ đó chưa phải là việc tốt bởi vì Hùng cho rằng đó không phải những việc khó.

Chọn đáp án: b

Tiếng Việt lớp 2 trang 73 Câu 3: Em thích việc tốt nào của bạn Hùng? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em trả lời theo suy nghĩ của bản thân mình.

Lời giải:

Cả ba việc bạn Hùng làm em đều thích vì bạn đã biết giúp mẹ, giúp bác Cảnh và cả một cụ già không quen biết bằng chính khả năng của mình.

Tiếng Việt lớp 2 trang 73 Câu 4: Chọn dấu câu (dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi) phù hợp với ô trống:

a) Chị Hà ơi, sao chị quét nhà sớm thế □

b) Bà ơi, bà tìm nhà ai ạ □

c) Cháu là một cậu bé ngoan □ Bà cảm ơn cháu nhé!

Phương pháp giải:

- dấu chấm: đặt cuối câu kể sự việc

- dấu chấm hỏi: đặt dưới câu hỏi

Lời giải:

a) Chị Hà ơi, sao chị quét nhà sớm thế?

b) Bà ơi, bà tìm nhà ai ạ?

c) Cháu là một cậu bé ngoan. Bà cảm ơn cháu nhé!

Tiếng Việt lớp 2 trang 73 Câu 5: Nếu là Hùng, em sẽ đáp lại thế nào:

a) Khi bác Cảnh nói: “Hùng sang trông em giúp bác một lúc nhé!”?

b) Khi bác Cảnh cảm ơn Hùng đã trông giúp em bé?

c) Khi bà cụ nói: “Bà cảm ơn cháu nhé!”?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các tình huống để nói lời đáp phù hợp.

a. Đáp lời yêu cầu, đề nghị

b + c. Đáp lời cảm ơn

Lời giải:

a. Dạ vâng ạ. Bác để cháu trông em giúp cho.

b. Dạ không có gì đâu ạ.

c. Dạ chuyện nhỏ thôi ạ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 73 Câu 6: Xếp các tên riêng sau theo đúng thứ tự bảng chữ cái:

Hùng, Cảnh, Hà, Lê, Thanh, Phong, Yến, Ánh, Mai.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt rồi sắp xếp lại theo đúng thứ tự.

Lời giải:

Xếp các tên riêng theo đúng thứ tự bảng chữ cái như sau: Ánh, Cảnh, Hà, Hùng, Lê, Mai, Phong, Thanh, Yến

Tiếng Việt lớp 2 trang 74 Tiết 5, 6: Đánh giá và luyện tập tổng hợp

Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

Lời giải:

Học sinh tự thực hành tập đọc, trong khi đọc cần chú ý:

- Đọc to, rõ ràng, diễn cảm

- Ngắt nghỉ rõ ràng, đúng chỗ

- Chú ý đọc đúng những từ khó

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 74 Câu 1: Nghe và kể lại mẩu chuyện sau:

Đôi bạn

Nguyễn Kiên

Tiếng Việt lớp 2 trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 Bài 9: Ôn tập giữa học kì I – Cánh diều (ảnh 2)

Gợi ý:

a) Búp bê làm những việc gì?

b) Nghe thấy tiếng hát, búp bê hỏi gì?

c) Dế mèn trả lời búp bê thế nào?

d) Búp bê nói gì với dế mèn?

Phương pháp giải:

Em kể lại dựa vào những gợi ý trong bài.

Búp bê

Búp Bê làm việc suốt ngày, hết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, Búp Bê bỗng nghe có tiếng hát rất hay. Nó bèn hỏi:

  - Ai hát đấy?

  Có tiếng trả lời:

  - Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy.

  Búp bê nói:

  - Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt.

Theo Nguyễn Kiên

Lời giải:

Búp bê thật chăm chỉ! Bạn ấy làm việc suốt ngày mà không hề than thở, hết quét nhà rửa bát lại nấu cơm. Làm xong việc, búp bê ngồi nghỉ trong nhà. Chợt bạn nghe văng văng đâu đây tiếng hát trong veo, nghe rất hay. Búp bê cất tiếng hỏi:

- Ai hát đấy?

Có một âm thanh vang lên:

- Tôi hát đấy! Tôi là dế mèn. Thấy bạn làm việc vất vả, tôi hát cho bạn đỡ mệt.

Búp bê vui vẻ nói:

- Cảm ơn bạn nhé! Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt rồi.

Tiếng Việt lớp 2 trang 74 Câu 2: Hãy viết 2 câu về búp bê và dế mèn: Dế mèn thấy búp bê chăm chỉ như thế nào? Dế mèn đã làm gì để giúp búp bê đỡ mệt?

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

Dế mèn thấy búp bê làm việc rất chăm chỉ, hết quét nhà lại rửa bát rồi nấu cơm. Dế mèn hát để búp bê đỡ mệt.

Tiếng Việt lớp 2 trang 74, 75, 76 Tiết 7, 8: Đánh giá và luyện tập tổng hợp

Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

Lời giải:

Học sinh tự thực hành tập đọc, trong khi đọc cần chú ý:

- Đọc to, rõ ràng, diễn cảm

- Ngắt nghỉ rõ ràng, đúng chỗ

- Chú ý đọc đúng những từ khó

Đọc và làm bài tập

Bạn của nai nhỏ

1. Nai nhỏ xin phép đi chơi xa cùng bạn. Nai cha nói:

- Cha muốn biết bạn con thế nào.

2. - Có lần, chúng con gặp một hòn đá to chặn lối. Bạn con chỉ hích vai, hòn đá đã lăn sang một bên.

Nai cha hài lòng:

- Bạn con thật khoẻ. Nhưng cha chưa yên tâm.

3. - Lần khác, chúng con đang đi dạo thì thấy lão hổ hung dữ rình sau bụi cây. Bạn con nhanh trí kéo con chạy như bay.

- Bạn con thật nhanh nhẹn. Nhưng cha vẫn lo.

4. - Lần khác nữa, chúng con thấy lũ sói hung ác đuổi bắt dê non. Bạn con lao vụt tới, húc sói ngã ngửa.

Nai cha mừng rỡ nói:

- Bạn con sẵn lòng vì người khác như thế thì cho không phải lo lắng nữa.

Theo Sách Văn lớp 3 (Trung tâm Công nghệ giáo dục)

- Hích vai: dùng vai đẩy.

- Hung ác: dữ tợn và độc ác.

Tiếng Việt lớp 2 trang 75 Câu 1: Khi nai nhỏ xin phép đi chơi, nai cha muốn biết điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 1.

Lời giải:

Khi nai nhỏ xin phép đi chơi, nai cha muốn biết bạn của nai nhỏ thế nào.

Tiếng Việt lớp 2 trang 75 Câu 2: Mỗi hành động của nhân vật “bạn” nói lên điểm tốt nào của bạn ấy?

Ghép đúng:

Tiếng Việt lớp 2 trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 Bài 9: Ôn tập giữa học kì I – Cánh diều (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Em hãy đọc lại lời kể của nai nhỏ và lời nhận xét của nai cha.

Lời giải:

Tiếng Việt lớp 2 trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 Bài 9: Ôn tập giữa học kì I – Cánh diều (ảnh 4)

Tiếng Việt lớp 2 trang 75 Câu 3: Điểm tốt nào của nhân vật “bạn” đã làm nai cha yên tâm, không còn lo lắng.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 4.

Lời giải:

Sự sẵn lòng vì người khác của nhân vật “bạn” đã làm nai cha yên tâm, không còn lo lắng.

Tiếng Việt lớp 2 trang 75 Câu 4: Em thích một người bạn như thế nào?

Phương pháp giải:

Em tự trả lời theo suy nghĩ của bản thân.

Lời giải:

Em thích một người bạn tốt bụng và biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với mọi người xung quanh.

Tiếng Việt lớp 2 trang 76 Câu 5: Hãy xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

Tiếng Việt lớp 2 trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 Bài 9: Ôn tập giữa học kì I – Cánh diều (ảnh 5)

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

- Từ ngữ chỉ sự vật: nai, hổ, bạn, cây, sói, dê

- Từ ngữ chỉ hoạt động: xin phép, hích vai, rình, chạy, đuổi bắt, húc

Tiếng Việt lớp 2 trang 76 Câu 6: Dựa vào các từ ngữ trên, đặt một câu theo mẫu Ai làm gì?

M: Nai nhỏ xin phép cha đi chơi.

Phương pháp giải:

Em dựa vào mẫu và các từ đã cho để đặt câu sao cho phù hợp.

Lời giải:

- Hổ rình mồi sau bụi cây.

- Sói đuổi bắt dê.

….

Tiếng Việt lớp 2 trang 76, 77, 78 Tiết 9, 10: Đánh giá kĩ năng đọc hiểu và viết

Đọc thầm và làm bài tập

Chúng em là đẹp nhất

Chúng em là cái nụ

Thời gian là lời ca

Nắng mưa tưới tắm nụ

Nở xòe thành bông hoa.

 

Chúng em là bông hoa

Thời gian là tiếng hát

Đất trời nuôi dưỡng hoa

Thành quả thơm ngọt mật.

Tiếng Việt lớp 2 trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 Bài 9: Ôn tập giữa học kì I – Cánh diều (ảnh 6)

Chúng em là yêu thương

Vô tư và chân thật

Ở trên Trái Đất này

Chúng em là đẹp nhất.

                   PHẠM ĐÔNG HƯNG

Tiếng Việt lớp 2 trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 Bài 9: Ôn tập giữa học kì I – Cánh diều (ảnh 7)

Tiếng Việt lớp 2 trang 77 Câu 1: Đánh dấu tích vào ô trống trước ý đúng:

a) Trong khổ thơ 1, trẻ em được so sánh với những gì?

□ Những nụ hoa, bông hoa

□ Những lời ca, tiếng hát

□ Thời gian và nắng mưa

b) Những gì đã nuôi dưỡng bông hoa lớn lên?

□ Chúng em

□ Quả ngọt

□ Đất trời

c) Dòng nào dưới đây nêu đúng các từ chỉ đặc điểm ở khổ thơ 3?

□ Chúng em, là, yêu thương

□ Chúng em, vô tư, chân thật

□ Vô tư, chân thật, đẹp

Phương pháp giải:

a. Em đọc khổ thơ thứ 1.

b. Em đọc khổ thơ thứ 2

c. Em đọc khổ thơ thứ 3.

Lời giải:

a. Trong khổ thơ 1, trẻ em được so sánh với những nụ hoa, bông hoa.

b. Đất trời đã nuôi dưỡng bông hoa lớn lên.

c. Dòng nêu đúng các từ chỉ đặc điểm ở khổ thơ thứ 3 là: vô tư, chân thật, đẹp

Tiếng Việt lớp 2 trang 77 Câu 2: Những tiếng nào ở cuối dòng trong khổ thơ 3 bắt vần với nhau?

Phương pháp giải:

Em đọc lại khổ thơ thứ 3.

Lời giải:

Những tiếng ở cuối dòng trong khổ thơ 3 bắt vần với nhau là: thật, nhất

Tiếng Việt lớp 2 trang 77 Câu 3: Đặt câu:

a) Nói về trẻ em.

(M) Trẻ em là những bông hoa.

b) Nói về tình yêu thương dành cho trẻ em.

(M) Mọi người đều yêu thương trẻ em.

Phương pháp giải:

Em dựa vào mẫu để đặt câu

Lời giải:

a) Nói về trẻ em

- Trẻ em là tương lai của đất nước.

- Trẻ em là búp măng non.

- Trẻ em là trang giấy trắng.

b) Nói về tình yêu thương dành cho trẻ em

- Mọi người đều bảo vệ trẻ em.

- Mọi người đều có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Viết

Tiếng Việt lớp 2 trang 78 Câu 1: Nghe – viết

Ngày mai lên sao Kim

Ngày mai lên sao Kim

Xem có gì trên đó

Có nắng và có gió?

Có ngày và có đêm?

 

Ngày mai lên sao Kim

Xem có gì trong đó

Nếu những gì chưa có

Thì chúng mình mang thêm.

                   PHÙNG NGỌC HÙNG

Tiếng Việt lớp 2 trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 Bài 9: Ôn tập giữa học kì I – Cánh diều (ảnh 8)

Tiếng Việt lớp 2 trang 78 Câu 2: Viết 4 – 5 câu kể về một việc tốt em đã làm.

Gợi ý:

- Việc tốt em đã làm là việc gì?

- Việc đó diễn ra khi nào?

- Việc đó diễn ra như thế nào?

- Làm được việc tốt, em cảm thấy thế nào?

Tiếng Việt lớp 2 trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 Bài 9: Ôn tập giữa học kì I – Cánh diều (ảnh 9)

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để viết bài.

Lời giải:

        Cuối tuần vừa rồi, em đã làm được một việc tốt. Trên đường đi tới nhà bà ngoại, em đã gặp một bà cụ bị lạc đường. Thấy cụ cứ đứng ngoài đường không biết đi hướng nào nên em đã chạy lại hỏi thăm. Sau khi hỏi được địa chỉ nhà thì em tìm đường về nhà giúp cụ. Lúc về được tới nhà, cụ đã rất xúc động. Cụ nắm tay em rất lâu rồi cảm ơn em. Em cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt dù là nhỏ bé.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá