SBT Sinh học 10 trang 50 Kết nối tri thức

397

Với Giải SBT Sinh học 10 trang 50 trong Chương 4: Chuyển hoá năng lượng trong tế bào Sách bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Sinh học 10 trang 50.

Giải SBT Sinh học 10 trang 50

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 24 trang 50: Giải thích tại sao độ pH ở bên ngoài các tế bào vi khuẩn luôn thấp hơn so với ở bên trong tế bào vi khuẩn.

Phương pháp giải:

Hiểu được cơ chế hoạt động của vi khuẩn

Lời giải chi tiết:

Độ pH của vi khuẩn ảnh hưởng tới tính thấm qua màng, tới hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP… 

Vi khuẩn đáp ứng với pH tương tự như với yếu tố nhiệt độ. Dựa vào độ pH thích hợp chúng cũng được chia thành 3 nhóm chủ yếu: 

- Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh là nhóm ưa trung tính, sinh trưởng tốt nhất ở pH 6 – 8 và ngừng sinh trưởng ở pH < 4 hoặc pH> 9. Sở dĩ vậy vì các ion H+ và OH kìm hãm hoạt động của các enzim trong tế bào.

-Số ít vi khuẩn ưa axit, pH khoảng 4 – 6. Các ion H+ làm bền màng sinh chất của chúng nhưng không tích lũy bên trong tế bào, do đó pH nội bào vẫn duy trì gần trung tính→ pH ở bên ngoài thấp hơn so với bên trong tế bào

-Một số vi khuẩn sống trong vùng đất khai mỏ có thể sinh trưởng thích hợp ở pH 2 – 3 ; số khác gặp trong các suối nóng axit, sinh trưởng mạnh ở pH 1 – 3 và ở nhiệt độ cao.

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 25 trang 50: Một bạn học sinh copy hình vẽ một tế bào vi khuẩn và hai loại protein trên màng tế bào cùng phối hợp để tổng hợp ATP nhưng quên không ghi chú thích đó là loại protein gì và cách chúng hoạt động ra sao để tạo ra năng lượng cho tế bào vi khuẩn. Hãy cho biết protein A và protein B là gì, các mũi tên chỉ sự di chuyển của các chất gì và cách thức chúng hoạt động ra sao? (Gợi ý: tham khảo quá trình tổng hợp ATP ở ti thể).

Phương pháp giải:

Nắm được cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào

Lời giải chi tiết:

Protein A là ATP synthase. ATP synthase hoạt động theo cách cơ chế bám-thay đổi, giúp các chất vận chuyển qua màng tế bào.

Protein B là bơm proton H+. Bơm proton là một protein xuyên màng có khả năng tạo nên một gradient proton qua màng tế bào. 

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 26 trang 50: Xét về mặt hiệu quả sản sinh ra năng lượng hữu ích, lên men lactose cho lượng ATP thấp hơn nhiều so với hô hấp tế bào. Giải thích tại sao chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì hai kiểu hô hấp này song hành cùng nhau mà không loại bỏ lên men lactate ở người.

Phương pháp giải:

Hiểu được vai trò quan trọng của quá trình lên men lactose

Lời giải chi tiết:

Chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì hai kiểu hô hấp này song hành cùng nhau mà không loại bỏ lên men lactate ở người bởi lactose cung cấp đường glucose và galactose cho cơ thể. Mặc dù glucose có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, nhưng lactose là nguồn duy nhất cung cấp galactose. Galactose có các chức năng sinh học và tác dụng khác nhau trong các quá trình thần kinh và miễn dịch. 

Chính vì thế, tuy lên men lactose cho lượng ATP thấp hơn nhiều so với hô hấp tế bào nhưng chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì hai kiểu hô hấp này song hành cùng nhau mà không loại bỏ lên men lactate ở người.

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 27 trang 50: Bạn Lan làm thí nghiệm về quang hợp như sau: Cho một nhánh rong đuôi chó vào bình thủy tinh đựng nước rồi dùng đèn chiếu sáng. Khi bật đèn sáng một lúc thì thấy từ nhánh rong có những bọt khí li ti thoát ra. Bạn Hương thấy vậy cũng làm được thí nghiệm giống như bạn Lan nhưng đèn chiếu sáng rất lâu mà vẫn không thấy các bọt khí thoát ra từ cây rong.

a) Từ kết quả thí nghiệm của bạn Hương, hãy đưa ra giả thuyết giải thích tại sao lại không thấy khí thoát ra khi cây rong được chiếu sáng và trình bày thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết của em.

b) Làm thế nào em có thể chứng minh được khí thoát ra từ cây rong trong thí nghiệm của bạn Lan là khí oxygen?

Phương pháp giải:

Quá trình quang hợp chịu sự chi phối của các nhân tố ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, nước, nồng độ CO2....

Lời giải chi tiết:

Qua thí nghiệm của bạn Hương, dù đèn đã chiếu sáng rất lâu mà vẫn không thấy các bọt khí thoát ra từ cây rong, ta có thể đưa ra giả thuyết nguyên nhân do các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng bọt khí trong một đơn vị thời gian: cường độ ánh sáng, lượng CO2 hòa tan trong nước, số lá trên cành rong…

Để có thể kiểm chứng được giả thuyết, ta tiến hành thay đổi môi trường, liều lượng của tác nhân tác động. Chẳng hạn như thay đổi cường độ ánh sáng, … để quan sát hiện tượng của cây.

b) Để có thể chứng minh được khí thoát ra từ cây rong trong thí nghiệm của bạn Lan là khí oxygen thì ta có thể đưa nhanh que đóm vừa tắt vào miệng của bình đựng, ta thấy que bùng cháy.

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Sinh học 10 trang 44

SBT Sinh học 10 trang 45

SBT Sinh học 10 trang 46

SBT Sinh học 10 trang 47

SBT Sinh học 10 trang 48

SBT Sinh học 10 trang 49

SBT Sinh học 10 trang 51

 

Đánh giá

0

0 đánh giá