Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập Sinh học 10 trang 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51 Chương 4: Chuyển hoá năng lượng trong tế bào sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Sinh học 10.
SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức Chương 4: Chuyển hoá năng lượng trong tế bào
SBT Sinh học 10 Câu hỏi 1 trang 44: Năng lượng hoạt hóa là năng lượng
A. cần để làm cho các chất tham gia phản ứng chuyển đổi từ trạng thái ổn định sang trạng thái không ổn định khiến các liên kết dễ bị bẻ gãy hoặc dễ được hình thành.
B. làm cho enzyme thay đổi cấu hình phù hợp với cơ chất.
C. cần để enzyme chuyển động nhanh hơn
D. cần để biến đổi chất tham gia phản ứng thành chất khác
Lời giải chi tiết:
Năng lượng hoạt hóa là năng lượng cần để làm cho các chất tham gia phản ứng chuyển đổi từ trạng thái ổn định sang trạng thái không ổn định khiến các liên kết dễ bị bẻ gãy hoặc dễ được hình thành.
→ Chọn đáp án A
SBT Sinh học 10 Câu hỏi 2 trang 44: Khẳng định nào dưới đây về ATP là đúng?
A. Các liên kết hóa học trong phân tử ATP là những liên kết rất bền vững
B. ATP có thể được dự trữ trong tế bào để dùng cho các phản ứng hóa học khi cần
C. Liên kết giữa các gốc phosphat trong ATP là những liên kết kém bền vững.
D. Khi giải phóng 2 nhóm phosphate thì ATP trở thành ADP
Lời giải chi tiết:
Trong phân tử ATP, liên kết giữa các gốc phosphate dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng → liên kết kém bền vững
→ Chọn đáp án C
SBT Sinh học 10 Câu hỏi 3 trang 44: Mô tả nào dưới đây về cơ chế xúc tác của enzyme là đúng?
A. Trung tâm hoạt động của enzyme thu hút cơ chất đến liên kết với enzyme.
B. Enzyme và cơ chất chuyển động ngẫu nhiên trong dung dịch và cơ chất tình cờ liên kết được với trung tâm hoạt động của enzyme.
C. Trung tâm hoạt động của enzyme phù hợp với cơ chất và nó không bị thay đổi khi liên kết với cơ chất
D. Mỗi trung tâm hoạt động chỉ liên kết được với một chất duy nhất, kiểu mỗi ổ khóa một chìa
Lời giải chi tiết:
Enzyme và cơ chất chuyển động ngẫu nhiên trong dung dịch và cơ chất tình cờ liên kết được với trung tâm hoạt động của enzyme
→ Chọn đáp án B
A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)
Lời giải chi tiết:
Nếu nồng độ cơ chất không đổi, lượng enzyme tăng lên thì hiệu suất phản ứng tăng những chỉ dừng lại ở một mức do sử dụng tối đa lượng cơ chất. Nếu lượng enzyme không đổi và tăng nồng độ cơ chất thì hiệu suất phản ứng tăng và đạt ngưỡng do lượng enzyme có trong môi trường đã hoạt động tối đa. Từ đó, ta thấy sơ đồ số (4) là phù hợp
→ Chọn đáp án D
A. tăng nhiệt độ dung dịch lên càng cao càng tốt
B. giảm lượng cơ chất
C. cho thêm enzyme
D. lắc dung dịch chứa enzyme và cơ chất để tăng khả năng kết hợp enzyme với cơ chất.
Lời giải chi tiết:
Cách tốt nhất để tạo ra được nhiều sản phẩm khi một enzyme trong dung dịch bão hòa cơ chất là cho thêm enzyme
→ Chọn đáp án C
A. enzyme đầu tiên trong con đường chuyển hóa bị ức chế bởi sản phẩm của chính nó
B. enzyme cuối trong con đường chuyển hóa bị ức chế bởi sản phẩm của chính nó
C. enzyme đầu tiên trong con đường chuyển hóa bị ức chế bởi sản phẩm cuối cùng của con đường chuyển hóa
D. enzyme cuối cùng trong con đường chuyển hóa bị ức chế bởi sản phẩm cuối cùng của con đường chuyển hóa
Phương pháp giải:
Ức chế ngược là một kiểu điều hòa trong đó sản phẩm chuyển hóa được tạo ra khi đủ nhu cầu của tế bào sẽ quay lại ức chế enzyme xúc tác cho phản ứng ở đầu chuỗi chuyển hóa để dừng tổng hợp.
→ Chọn đáp án C
A. các enzyme xúc tác cho các phản ứng trong chuỗi chuyển hóa được cố định và nằm liền nhau theo đúng trình tự
B. sản phẩm của phản ứng đứng trước là cơ chất cho phản ứng đứng sau
C. trong tế bào luôn có túi vận chuyển chuyến sản phẩm của phản ứng trước đến làm cơ chất cho phản ứng sau
D. các enzyme trong chuỗi chuyển hóa chỉ xúc tác cho một chiều của phản ứng.
Lời giải chi tiết:
Do các enzyme xúc tác cho các phản ứng trong chuỗi chuyển hóa được cố định và nằm liền nhau theo đúng trình tự làm cho sự chuyển hóa xảy ra theo một trình tự xác định từ chất A đến sản phẩm cuối cùng.
→ Chọn đáp án A
SBT Sinh học 10 Câu hỏi 8 trang 45: Hô hấp tế bào là
A. quá trình tế bào lấy O2 và giải phóng ra CO2
B. quá trình phân giải đường glucose thành đường 3 carbon
C. quá trình phân giải đường thành CO2 và nước với sự tham gia của O2
D. quá trình tổng hợp đường từ CO2
Lời giải chi tiết:
Hô hấp tế bào là quá trình phân giải đường thành CO2 và nước với sự tham gia của O2
→ Chọn đáp án C
A. Đường phân → Chuỗi truyền điện tử → Chu trình Krebs
B. Chuỗi truyền điện tử → Đường phân → Chu trình Krebs
C. Chu trình Krebs → Đường phân → Chuỗi truyền điện tử
D. Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi truyền điện tử
Lời giải chi tiết:
Quá trình hô hấp tế bào xảy ra các trình tự: Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi truyền điện tử
→ Chọn đáp án D
A. Đường phân tiêu tốn 2 ATP và tạo ra 6 ATP và 2 NADH
B. Một phân tử glucose qua hô hấp tế bào tạo ra khoảng 36 ATP đến 38 ATP
C. Một phân tử glucose qua chu trình Krebs tạo ra 4 ATP
D. Giai đoạn chuỗi truyền điện tử tạo ra lượng ATP nhiều nhất
Lời giải chi tiết:
Đường phân tiêu tốn 2 ATP và tạo ra 4 ATP và 2 NADH
Một phân tử glucose qua chu trình Krebs tạo ra 4 ATP
→ Chọn đáp án B,D
A. Đường phân xảy ra trong chất nền ti thể
B. Chu trình Krebs xảy ra trong tế bào chất
C. Chuỗi truyền điện tử xảy ra ở màng trong ti thể
D. Chuỗi truyền điện tử xảy ra ở màng tế bào
Lời giải chi tiết:
Đường phân xảy ra trong tế bào chất → A sai
Chu trình Krebs xảy ra trong chất nền ti thể → B sai
Chuỗi truyền điện tử xảy ra ở màng trong ti thể → D sai
→ Chọn đáp án C
SBT Sinh học 10 Câu hỏi 12 trang 46:Những nhận định nào dưới đây về lên men là đúng?
A. Lên men không cần có chuỗi truyền điện tử
B. Lên men không cần có oxygen nhưng cần có chuỗi truyền điện tử
C. Lên men ethanol tạo ra lượng ATP như lên men lactate
D. Mỗi phân tử glucose qua lên men ethanol tạo ra 4 ATP
Phương pháp giải:
Lên men là quá trình phân giải không hoàn toàn phân tử đường để tạo năng lượng mà không có sự tham gia của O2 và chuỗi truyền electron
Con đường lên men lactate và ethanol
Lời giải chi tiết:
→ Chọn đáp án A, C
A. Trong quá trình đường phân cần có NAD+ để tạo ra NADH, còn trong lên men NADH được chuyển thành NAD+
B. Trong quá trình đường phân cần có NADH để tạo ra NAD+, còn trong lên men NAD+ được chuyển thành NADH
C. Trong quá trình lên men chất nhận điện tử là chất hữu cơ
D. Lên men lactace tạo ra ít ATP hơn lên men ethanol
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình đường phân cần có NAD+ để tạo ra NADH, còn trong lên men NADH được chuyển thành NAD+ → A đúng, B sai
Trong quá trình lên men chất nhận điện tử là chất hữu cơ → C đúng
Lên men lactace và lên men ethanol tạo ra số lượng ATP như nhau → D sai
→ Chọn đáp án A,C
SBT Sinh học 10 Câu hỏi 14 trang 46: Nhận định nào dưới đây về quá trình quang hợp là đúng?
A. Pha sáng xảy ra ở chất nền lục lạp
B. Pha tối xảy ra ở màng thylakoid
C. Pha sáng xảy ra ở màng kép của lục lạp
D. Pha tối xảy ra ở chất nền của lục lạp
Lời giải chi tiết:
Quá trình quang hợp xảy ra theo hai pha kế tiếp nhau: pha sáng xảy ra ở màng thylakoid và pha tối diễn ra theo chu trình Calvin xảy ra ở chất nền của lục lạp
→ Chọn đáp án D
A. chỉ xảy ra vào ban đêm
B. xảy ra cả ngày lẫn đêm
C. chỉ xảy ra ban ngày
D. chỉ xảy ra khi nào tế bào có đủ ATP
Lời giải chi tiết:
Quang hợp ở cây xanh chỉ xảy ra vào bạn ngày khi có ánh sáng, còn hô hấp ở thực vật xảy ra cả ngày lẫn đêm
→ Chọn đáp án B
SBT Sinh học 10 Câu hỏi 16 trang 47: Bản đồ khái niệm cho dưới đây còn chưa hoàn chỉnh
a) Hãy điền tiếp các khái niệm: Đồng tiền năng lượng, chuỗi truyền điện tử, động năng, hô hấp kị khí, lên men cồn, lên men lactic, ribosome, pha sáng, pha tối, lục lạp, DNA, lipid, đồng hóa vào các ô (?) trong bản đồ khái niệm dưới đây và chỉ ra một lỗi sai cần phải bỏ. Lưu ý, một khái niệm có thể điền ở nhiều vị trí.
b) Chú thích vào các đường kết nối các khái niệm ở những chỗ có thể để làm sáng tỏ mối quan hệ
Phương pháp giải:
Các khái niệm được thể hiện theo sơ đồ dưới đây
Lỗi sai cần phải bỏ được gạch đỏ trong sơ đồ
Lời giải chi tiết:
Lời giải chi tiết:
Bản đồ kết nối các khái niệm được thể hiện như sau: (Đây là quá trình hô hấp tế bào)
Lời giải chi tiết:
Sơ đồ hoàn chỉnh như sau:
Phương pháp giải:
Quá trình phân giải hiếu khí
Lời giải chi tiết:
Lời giải chi tiết:
Lời giải chi tiết:
Hoạt tính của enzyme chịu ảnh hưởng bởi của một số yếu tố chủ yếu như nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất và nồng độ enzyme cũng như các chất điều hòa enzyme.
Nếu nồng độ cơ chất không đổi, lượng enzyme tăng lên thì hiệu suất của phản ứng cũng tăng nhưng chỉ đạt ngưỡng nhất định rồi dừng lại do đã sử dụng tối đa lượng cơ chất. Tương tự, nếu lượng enzyme không đổi và tăng nồng độ cơ chất thì hiệu suất phản ứng cũng tăng và sẽ đạt ngưỡng do lượng enzyme có trong môi trường đã hoạt động tối phân hủy do sự xúc tác của enzyme luciferase với nguồn năng lượng cung cấp từ ATP sẽ giải phóng ra năng lượng dạng ánh sáng. Khi thay đổi lượng D - Luciferin, giữ nguyên lượng ATP và enzyme thì lượng ánh sáng phát ra cũng thay đổi và được biểu diễn như hình vẽ.
a) Hãy cho biết sản phẩm của quá trình hô hấp hiếu khí ở các tế bào mỡ nâu chủ yếu là gì. Giải thích
b) Mỡ nâu có vai trò gì đối với cơ thể người và động vật? Tại sao trẻ em lại có nhiều mỡ nâu hơn người lớn?
Phương pháp giải:
Hiểu được vai trò của mỡ nâu
Lời giải chi tiết:
a) Sản phẩm của quá trình hô hấp hiếu khí ở các tế bào mỡ nâu chủ yếu là nhiệt. Bởi mỡ nâu tạo ra nhiệt để giúp duy trì nhiệt độ cơ thể trong điều kiện lạnh. Chất béo nâu chứa nhiều ti thể hơn chất béo trắng.Các ti thể của tế bào mỡ nâu có màng trong bị thủng khiến các H+ qua lại tự do
b) Vai trò của mỡ nâu đối với cơ thể người và động vật: Mỡ nâu giúp bảo vệ nhiệt độ cơ thể người và động vật.
Trẻ em lại có nhiều mỡ nâu hơn người lớn vì mỡ nâu giúp trẻ sơ sinh giữ ấm do trẻ chưa có khả năng run để giữ ấm. Ở người trưởng thành mỡ nâu có thể đóng vai trò là “áo sưởi bên trong" để giữ ấm cho máu khi máu chảy ngược về tim và não từ các chi lạnh của cơ thể.
SBT Sinh học 10 Câu hỏi 23 trang 49: Một nhà nghiên cứu đã tiến hành 2 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm (1) tổng hợp ATP trong ống nghiệm theo cách sau: Tách rời ti thể một cách nguyên vẹn khỏi tế bào rồi đặt vào trong ống nghiệm có pH = 8. Vì màng ngoài của ti thể cho phép các ion H+ đi qua tự do nên nồng độ H+ sau đó cũng bị giảm xuống. Tiếp đến, người ta chuyển ti thể sang ống nghiệm khác có độ pH = 4, sau một thời gian thấy có sự xuất hiện ATP trong dung dịch bên ngoài ti thể.
- Thí nghiệm (2): Người ta tạo một túi màng phospholipid kép kiểu túi tiết, trên màng có gắn protein ATP - synthase lấy từ tế bào động vật có vú và một protein là bơm proton được lấy từ tế bào vi khuẩn. Bơn được cung cấp năng lượng để bơm H+ từ bên ngoài vào bên trong túi màng. Sau một thời gian được cung cấp năng lượng, bơm proton bơm H+ vào trong túi màng tạo nên sự chênh lệch nồng độ H+ giữa bên trong và bên ngoài túi màng thì nguồn năng lượng cho bơm proton hoạt động bị ngắt. Lúc sau, người ta nhận thấy bên ngoài túi màng xuất hiện ATP.
Hãy giải thích kết quả thí nghiệm và cho biết hai thí nghiệm trên chứng minh điều gì.
Phương pháp giải:
Nắm được cơ chế tổng hợp ATP
Lời giải chi tiết:
Tạo ra chênh lệch về nồng độ H+ giữa hai phía màng trong của ti thể. Ban đầu, cho ti thể vào trong dung dịch có pH cao (VD pH = 8) sau đó lại chuyển ti thể vào dung dịch có pH thấp (VD pH = 4). Khi có sự chênh lệch nồng độ H+ giữa hai phía màng trong của ti thể, ATP được tổng hợp qua phức hệ ATP- synthase
⇒Hai kết quả trên chứng minh rằng khi tách ti thể ra khỏi tế bào, nó vẫn có thể tổng hợp được ATP trong điều kiện invitro thích hợp.
Phương pháp giải:
Hiểu được cơ chế hoạt động của vi khuẩn
Lời giải chi tiết:
Độ pH của vi khuẩn ảnh hưởng tới tính thấm qua màng, tới hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP…
Vi khuẩn đáp ứng với pH tương tự như với yếu tố nhiệt độ. Dựa vào độ pH thích hợp chúng cũng được chia thành 3 nhóm chủ yếu:
- Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh là nhóm ưa trung tính, sinh trưởng tốt nhất ở pH 6 – 8 và ngừng sinh trưởng ở pH < 4 hoặc pH> 9. Sở dĩ vậy vì các ion H+ và OH kìm hãm hoạt động của các enzim trong tế bào.
-Số ít vi khuẩn ưa axit, pH khoảng 4 – 6. Các ion H+ làm bền màng sinh chất của chúng nhưng không tích lũy bên trong tế bào, do đó pH nội bào vẫn duy trì gần trung tính→ pH ở bên ngoài thấp hơn so với bên trong tế bào
-Một số vi khuẩn sống trong vùng đất khai mỏ có thể sinh trưởng thích hợp ở pH 2 – 3 ; số khác gặp trong các suối nóng axit, sinh trưởng mạnh ở pH 1 – 3 và ở nhiệt độ cao.
Phương pháp giải:
Nắm được cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào
Lời giải chi tiết:
Protein A là ATP synthase. ATP synthase hoạt động theo cách cơ chế bám-thay đổi, giúp các chất vận chuyển qua màng tế bào.
Protein B là bơm proton H+. Bơm proton là một protein xuyên màng có khả năng tạo nên một gradient proton qua màng tế bào.
Phương pháp giải:
Hiểu được vai trò quan trọng của quá trình lên men lactose
Lời giải chi tiết:
Chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì hai kiểu hô hấp này song hành cùng nhau mà không loại bỏ lên men lactate ở người bởi lactose cung cấp đường glucose và galactose cho cơ thể. Mặc dù glucose có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, nhưng lactose là nguồn duy nhất cung cấp galactose. Galactose có các chức năng sinh học và tác dụng khác nhau trong các quá trình thần kinh và miễn dịch.
Chính vì thế, tuy lên men lactose cho lượng ATP thấp hơn nhiều so với hô hấp tế bào nhưng chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì hai kiểu hô hấp này song hành cùng nhau mà không loại bỏ lên men lactate ở người.
a) Từ kết quả thí nghiệm của bạn Hương, hãy đưa ra giả thuyết giải thích tại sao lại không thấy khí thoát ra khi cây rong được chiếu sáng và trình bày thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết của em.
b) Làm thế nào em có thể chứng minh được khí thoát ra từ cây rong trong thí nghiệm của bạn Lan là khí oxygen?
Phương pháp giải:
Quá trình quang hợp chịu sự chi phối của các nhân tố ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, nước, nồng độ CO2....
Lời giải chi tiết:
Qua thí nghiệm của bạn Hương, dù đèn đã chiếu sáng rất lâu mà vẫn không thấy các bọt khí thoát ra từ cây rong, ta có thể đưa ra giả thuyết nguyên nhân do các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng bọt khí trong một đơn vị thời gian: cường độ ánh sáng, lượng CO2 hòa tan trong nước, số lá trên cành rong…
Để có thể kiểm chứng được giả thuyết, ta tiến hành thay đổi môi trường, liều lượng của tác nhân tác động. Chẳng hạn như thay đổi cường độ ánh sáng, … để quan sát hiện tượng của cây.
b) Để có thể chứng minh được khí thoát ra từ cây rong trong thí nghiệm của bạn Lan là khí oxygen thì ta có thể đưa nhanh que đóm vừa tắt vào miệng của bình đựng, ta thấy que bùng cháy.
Phương pháp giải:
Enzyme cấu trúc bởi các phân tử protein, có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng hóa học trong cơ thể. Chúng liên kết và biến đổi cấu trúc của các phân tử nhằm phục vụ cho nhiều hoạt động khác nhau
Lời giải chi tiết:
Enzyme chỉ có thể hoạt động trong những điều kiện nhất định.Nhiệt độ trung bình của cơ thể người khoảng 37°C. Nhiệt độ hoạt động tối ưu của hầu hết các enzyme ở người lại dao động xung quanh 40 độ C vì khi ở nhiệt độ thấp hơn, chúng vẫn hoạt động nhưng chậm hơn nhiều. Còn nếu nhiệt độ quá cao enzyme sẽ thay đổi hình dạng gây khó khăn trong việc liên kết với cơ chất, qua đó làm giảm hoạt tính của enyme.
Phương pháp giải:
Ghi nhớ quá trình điều hòa dị lập thể
Lời giải chi tiết:
Khi nồng độ ATP trong tế bào quá cao, ATP sẽ gắn với enzyme phosphofructokinase gây ức chế enzyme, làm giảm hoạt động đường phân (theo kiểu ức chế ngược). Từ đó, hoạt tính của enzyme phosphofructokinase sẽ bị giảm.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.