Soạn bài Ngữ Văn 7 Cánh Diều: Tự đánh giá bài 2 trang 56

737

Tài liệu soạn bài Tự đánh giá bài 2 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tự đánh giá bài 2

Ngữ văn 7 trang 56 Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát               

B. Bốn chữ             

C. Năm chữ           

D. Tự do

Phương pháp giải:

Đếm số chữ trên các dòng thơ

Lời giải:

B. Bốn chữ

Ngữ văn 7 trang 56 Câu 2: Các dòng trong bài thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?

A. 1/3          

B. 3/1          

C. 2/2         

D. 1/1/2

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ và xác định cách ngắt nhịp

Lời giải:

C. 2/2

Ngữ văn 7 trang 57 Câu 3: Cách gieo vần của bài thơ thuộc loại nào?

A. Vần liền                                     

B. Vần cách

C. Vần hỗn hợp                             

D. Vần chân

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ và xác định cách gieo vần

Lời giải:

C. Vần hỗn hợp

Ngữ văn 7 trang 57 Câu 4: Bài thơ có thể được xếp vào nhóm đề tài nào?

A. Tình mẹ con                              

B. Tình cha con

C. Tình bà cháu                             

D. Tình vợ chồng

Phương pháp giải:

Xác định nội dung đoạn thơ để trả lời

Lời giải:

A. Tình mẹ con

Ngữ văn 7 trang 57 Câu 5: Hình ảnh “cò” trong bài thơ có thể tượng trưng cho ai?

A. Người mẹ                      

B. Người cha

C. Người vợ                       

D. Người chồng

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ và xác định nội dung, nhân vật trữ tình

Lời giải:

A. Người mẹ

Ngữ văn 7 trang 57 Câu 6: Bài thơ không nhằm nhấn mạnh đặc điểm nào của “cò”?

A. Vất vả, chịu thương chịu khó                

B. Thương con, hi sinh vì con

C. Cô đơn, lẻ loi một mình                        

D. Đảm đang, tháo vát

Phương pháp giải:

Tìm các chi tiết, hình ảnh chứng minh cho các đặc điểm trên.

Lời giải:

D. Đảm đang, tháo vát

Ngữ văn 7 trang 57 Câu 7: Qua bài thơ, tác giả chủ yếu dành cho “cò” thái độ, tình cảm gì?

A. Kính trọng, nể phục                   

B. Đồng cảm, xót thương

C. Ngưỡng mộ, ngợi ca                

D. Yêu mến, sẻ chia

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ để cảm nhận thái độ, tình cảm của tác giả

Lời giải:

B. Đồng cảm, xót thương

Ngữ văn 7 trang 57 Câu 8: Biện pháp tu từ nào không có trong bài thơ trên?

A. Ẩn dụ                             

B. Tương phản

C. So sánh                         

D. Điệp cấu trúc

Phương pháp giải:

Xác định các biện pháp tu từ có trong bài thơ

Lời giải:

C. So sánh

Ngữ văn 7 trang 57 Câu 9: Từ nào sau đây là từ ghép?

A. Lận đận                         

B. Bơ vơ

C. Khắc khoải                    

D. Lặn lội

Phương pháp giải:

Nhớ lại định nghĩa về từ ghép, từ láy

Lời giải:

D. Lặn lội

Ngữ văn 7 trang 57 Câu 10: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa.

Phương pháp giải:

Nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ.

Lời giải:

Bài thơ “Một mình trong mưa” với hình ảnh con cò lặn lội gợi cho em liên tưởng tới những người mẹ tảo tần vất vả nuôi con, chăm lo cho gia đình. Trong các khổ thơ, em đặc biệt ấn tượng với khổ thơ thứ ba, khổ thơ khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ cô đơn lặn lội giữa bập bùng mưa gió, không ngại khó không ngại khổ, miệt mài bươn chải vì con, vì chồng. Qua đây, em lại càng thêm trân trọng và yêu thương những người chị, người mẹ, người bà. Em tự nhủ sẽ cố gắng học hành thật tốt để không phụ lòng mẹ mong mỏi, chăm lo.

Đánh giá

0

0 đánh giá