SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 21 Bài 7: Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều

242

Với giải Câu hỏi trang 21 SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trong Bài 7: Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Vật lí 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 21 Bài 7: Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều

Câu 7.7 (H) trang 21 SBT Vật lí lớp 10: Xét hai xe A và B chuyển động cùng nhau vào hầm Thủ Thiêm dài 1 490 m. Xe A chuyển động với tốc độ ban đầu trước khi vào hầm là 60 km/h và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 144 km/h2, xe B chuyển động chậm dần đều với gia tốc 120 km/h2 từ lúc bắt đầu chạy vào hầm với tốc độ 55 km/h. Nhận định nào sau đây là đúng về thời gian chuyển động của hai xe trong hầm?

A. Hai xe đi hết hầm Thủ Thiêm cùng một khoảng thời gian.

B. Xe B ra khỏi hầm trước xe A.

C. Xe A ra khỏi hầm trước xe B.

D. Dữ liệu bài toán không đủ kết luận.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Đổi: 60 km/h = 503m/s55km/h=27518m/s144km/h2=190m/s2;

120km/h2=1108m/s2

Xét xe A:

s=v0tA+12atA21490=503.tA12.190.tA2tA92,2s(n)tA2907,814s(l)

Xét xe B:

s=v0tB+12atB21490=27518.tB12.1108.tB2tB100,6s(n)tB3199,4s(l)

Vậy xe A ra khỏi hầm trước xe B

Câu 7.8 (H) trang 21 SBT Vật lí lớp 10: Hình 7.2 mô tả đồ thị (v – t) của bốn xe ô tô A, B, C, D. Nhận định nào sau đây là đúng?

 (ảnh 1)

A. Xe C chuyển động đều, còn các xe còn lại là chuyển động biến đổi đều.

B. Chỉ có xe C chuyển động đều và chuyển động của xe A là biến đổi đều.

C. Xe A và B chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều.

D. Xe D chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Dựa vào đồ thị ta thấy, đồ thị v – t của xe A và B là đường thẳng, có độ dốc dương nên xe A và B chuyển động biến đổi đều (cụ thể là chuyển động thẳng nhanh dần đều).

Xe C có đồ thị là đường nằm ngang song song với trục thời gian nên xe C chuyển động đều.

Xe D có đồ thị là đường cong nên đây là một chuyển động phức tạp.

Đánh giá

0

0 đánh giá