Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 7: Gia tốc – chuyển động thẳng biến đổi đều

0.9 K

Lời giải bài tập Vật Lí 10 Bài 7: Gia tốc – chuyển động thẳng biến đổi đều sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Vật Lí 10 Bài 7 từ đó học tốt môn Lí 10.

Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 7: Gia tốc – chuyển động thẳng biến đổi đều

Câu hỏi trang 40 Vật lí 10

Mở đầu trang 40 Vật lí 10Trong giải đua F1 (Hình 7.1), các tay đua phải hoàn thành một chặng đua dài khoảng 300 km trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trong quá trình đua, các tay đua bắt buộc phải vào trạm dừng thay lốp mới và nạp thêm nhiên liệu. Trong khảng thời gian từ khi xe vào trạm dừng đến khi xe tăng tốc trở lại đường đua, ta thấy vận tốc của xe đã có sự thay đổi rõ rệt. Đại lượng nào đặc trưng cho sự thay đổi vận tốc của xe?

Mở đầu trang 40 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi vận tốc của xe là gia tốc.

Câu hỏi 1 trang 40 Vật lí 10Làm thế nào ta có thể xác định được vận tốc tức thời dựa vào phương án thí nghiệm gợi ý?

Phương pháp giải:

Biểu thức tính vận tốc tức thời là: v=dt

Lời giải:

Để xác định được vận tốc tức thời, ta cần đo được độ dịch chuyển trong những khoảng thời gian ngắn bằng nhau

1. Đồ thị vận tốc - thời gian trong chuyển động thẳng và khái niệm gia tốc 

Câu hỏi trang 41 Vật lí 10

Câu hỏi 2 trang 41 Vật lí 10Cần chọn gốc tọa độ, gốc thời gian như thế nào để việc xác định độ dịch chuyển và thời điểm trong thí nghiệm được thuận tiện?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tiễn

Lời giải:

Chọn gốc tọa độ và gốc thời gian tại vị trí cổng quang điện A.

Câu hỏi 3 trang 41 Vật lí 10Dựa vào bảng số liệu, hãy xác định giá trị trung bình và sai số của phép đo thời gian viên bi chuyển động từ A đến B và thời gian chắn cổng quang điện B. Từ đó xác định giá trị trung bình và sai số của vận tốc tức thời tại B ứng với từng giá trị độ dịch chuyển. Vẽ đồ thị vận tốc tức thời tại B theo thời gian chuyển động tAB vào giấy kẻ ô.

 Câu hỏi trang 41 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

 Phương pháp giải:

Biểu thức tính thời gian trung bình: t¯=t1+t2+...+tnn

Sai số tuyệt đối: Δti=|t¯ti|

Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo: Δt¯=Δt1+Δt2+...+Δtnn

Lời giải:

- Giá trị trung bình thời gian của viên bi chuyển động từ A đến B là:

+ AB = 10 cm: t¯=0,292+0,293+0,29230,292(s)

+ AB = 20 cm: t¯=0,422+0,423+0,42330,423(s)

+ AB = 30 cm: t¯=0,525+0,525+0,5253=0,525(s)

+ AB = 40 cm: t¯=0,609+0,608+0,60930,609(s)

+ AB = 50 cm: t¯=0,609+0,608+0,60930,609(s)

- Sai số của phép đo thời gian viên bi chuyển động từ A đến B:

+ AB = 10 cm:

Δt1=|0,2920,292|=0Δt2=|0,2930,292|=0,001Δt3=|0,2920,292|=0Δt¯=0,00133,33.104(s)

Tương tự cho các đoạn còn lại, ta có:

+ AB = 20 cm: Δt¯=3,33.104(s)

+ AB = 30 cm: Δt¯=0

+ AB = 40 cm: Δt¯=3,33.104(s)

+ AB = 50 cm: Δt¯=0

- Giá trị trung bình và sai số của thời gian chắn cổng quang điện tại B:

+ AB = 10 cm: t¯=0,031;Δt¯=0

+ AB = 20 cm: t¯=0,022;Δt¯=3,33.104

+ AB = 30 cm: t¯=0,018;Δt¯=0

+ AB = 40 cm: t¯=0,016;Δt¯=3,33.104

+ AB = 50 cm: t¯=0,014;Δt¯=3,33.104

- Tốc độ tức thời tại B:

+ AB = 10 cm: vB¯=dtB¯=100,031322,58(cm/s)

+ AB = 20 cm: vB¯=dtB¯=200,022909,09(cm/s)

+ AB = 30 cm: vB¯=dtB¯=300,0181666,67(cm/s)

+ AB = 40 cm: vB¯=dtB¯=400,016=2500(cm/s)

+ AB = 50 cm: vB¯=dtB¯=500,0143571,43(cm/s)

- Vẽ đồ thị:

Câu hỏi 4 trang 42 Vật Lí 10Nêu một số ví dụ khác về chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.

Lời giải:

Ví dụ: khi tên lửa bắt đầu được phóng đi, vận tốc thay đổi cả về độ lớn và hướng sau khi được phóng vào quỹ đạo.

 Nêu một số ví dụ khác về chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.

Tên lửa bắt đầu được phóng đi

Ví dụ: Chuyển động của vận động viên điền kinh.

Nêu một số ví dụ khác về chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.

Câu hỏi trang 43 Vật lí 10

Luyện tập trang 43 Vật lí 10Một xe buýt bắt đầu rời khỏi bến, khi đang chuyển động thẳng đều thì thấy một chướng ngại vật, người lái xe hãm phanh để dừng lại. Hãy nhận xét tính chất chuyển động của xe buýt, mối liên hệ về hướng của vận tốc và gia tốc từ lúc bắt đầu chuyển động cho tới khi dừng lại.

Lời giải:

- Tính chất chuyển động của xe: xe đang chuyển động đều thì gặp chướng ngại vật, xe chuyển động chậm dần

- Mối liên hệ về hướng của vận tốc và gia tốc

+ Bắt đầu rời bến, xe chuyển động đều: a và v cùng hướng

+ Xe chuyển động chậm dần đều: a và v cùng phương nhưng ngược chiều.

Vận dụng trang 43 Vật lí 10Trong cuộc đua xe F1, hãy giải thích tại sao ngoài tốc độ tối đa thì gia tốc của xe cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định kết quả cuộc đua.

Phương pháp giải:

Trong chuyển động thẳng biến đổi đều đều được chia ra làm hai loại:

+ Chuyển động thẳng nhanh dần đều, vận tốc tăng đều theo thời gian, a  v cùng chiều

+ Chuyển động thẳng chậm dần đều, vận tốc giảm đều theo thời gian, a  v ngược chiều

Lời giải:

Nếu a  v cùng chiều thì xe đi nhanh hơn do xe được tác dụng thêm một lực cùng chiều với hướng chuyển động của xe và ngược lại nếu a  v ngược chiều thì xe sẽ bị một lực cản trở làm xe đi chậm hơn.

Câu hỏi trang 44 Vật lí 10

Câu hỏi 5 trang 44 Vật lí 10Nhận xét về tính chất chuyển động của vật có đồ thị (v – t) được biểu diễn trong Hình 7.7

Câu hỏi 5 trang 44 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ

+ Độ dốc đi lên, vận tốc tăng dần theo thời gian, vật chuyển động nhanh dần đều

+ Độ dốc nằm ngang, vận tốc không thay đổi theo thời gian, vật chuyển động thẳng đều

+ Độ dốc đi xuống, vận tốc giảm dần theo thời gian, vật chuyển động chậm dần đều.

Lời giải:

Từ A đến B, vật chuyển động nhanh dần đều

Từ B đến D, vật chuyển động thẳng đều

Từ D đến F, vật chuyển động chậm dần đều

Luyện tập trang 44 Vật lí 10Một người chạy xe máy theo một đường thẳng và có vận tốc theo thời gian được biểu diễn bởi đồ thị  (v – t) như Hình 7.8. Xác định:

a) Gia tốc của người này tại các thời điểm 1 s, 2,5 s và 3,5 s.

b) Độ dịch chuyển của người này từ khi bắt đầu chạy đến thời điểm 4 s.

Luyện tập trang 44 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Biểu thức tính gia tốc: a=v2v1t2t1

Độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 được xác định bằng phần diện tích giới hạn bởi các đường v(t), v = 0, t = t1, t = t2 trong đồ thị (v – t).

Lời giải:

a) Gia tốc của người này tại các thời điểm là:

+ t = 1 s: a=v2v1t2t1=21=2(m/s2)

+ t = 2,5 s: a=v2v1t2t1=42,5=1,6(m/s2)

+ t = 3,5 s: a=v2v1t2t1=33,50,86(m/s2)

b)

Luyện tập trang 44 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Độ dịch chuyển = Diện tích hình thang OGBE + Diện tích hình thang EFDB

=> Độ dịch chuyển của người này là:

d=12.(BG+OE).BE+12.(DF+BE).EF=12.(0,5+2,5).4+12.(2+4).2=12(m)

2. Các phương trình của chuyển động thằng biến đổi đều

Câu hỏi 6 trang 45 Vật lí 10Rút ra phương trình liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và độ dịch chuyển.

Lời giải:

Phương trình liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và độ dịch chuyển là:

v2v02=2.a.d

Trong đó:

+ v: vận tốc sau của vật (m/s)

+ v0 : vận tốc ban đầu của vật (m/s)

+ a: gia tốc của vật (m/s2 )

+ d: độ dịch chuyển (m).

Luyện tập trang 46 Vật lí 10Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 43,2 km/h thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 1 phút thì tàu dừng lại ở sân ga.

a) Tính gia tốc của tàu.

b) Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh.

Phương pháp giải:

Biểu thức trong chuyển động biến đổi đều:

v=v0+a.tv2v02=2.a.d

1 m/s = 3,6 km/h

Lời giải:

a) Ta có: v0 = 43,2 km/h = 12 m/s; v = 0 m/s; t = 1 phút = 60 s.

Gia tốc của tàu là:

a=vv0t=01260=0,2(m/s2)

b) Quãng đường mà tàu đi được là:

d=v2v022.a=01222.(0,2)=360(m)

Câu hỏi trang 47 Vật lí 10

Bài 1 trang 47 Vật lí 10Một máy bay chở khách đạt tốc độ cất cánh là 297 km/h ở cuối đoạn đường băng sau 30 giây từ lúc bắt đầu lăn bánh. Giả sử máy bay chuyển động thẳng, hãy tính gia tốc trung bình của máy bay trong quá trình này.

Phương pháp giải:

Biểu thức tính gia tốc: a=v2v1t2t1

Lời giải:

Đổi 297 km/h = 82,5 m/s

Gia tốc trung bình của máy bay trong quá trình bay là:

a=v2v1t2t1=82,530=2,75(m/s2)

Bài 2 trang 47 Vật lí 10Xét một vận động viên chạy xe đạp trên một đoạn đường thẳng. Vận tốc của vận động viên này tại mỗi thời điểm được ghi lại trong bảng dưới đây.

Bài tập trang 47 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hãy vẽ đồ thị vận tốc – thời gian và mô tả tính chất chuyển động của vận động viên này.

Phương pháp giải:

+ Độ dốc đi lên, vận tốc tăng dần theo thời gian, vật chuyển động nhanh dần đều

+ Độ dốc nằm ngang, vận tốc không thay đổi theo thời gian, vật chuyển động thẳng đều

+ Độ dốc đi xuống, vận tốc giảm dần theo thời gian, vật chuyển động chậm dần đều.

Lời giải:

Đồ thị vận tốc – thời gian

Bài tập trang 47 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Mô tả chuyển động của vận động viên:

+ Từ 0 – 5 s đầu, vận động viên chuyển động thẳng đều

+ Từ 5 – 20 s tiếp theo, vận động viên chuyển động nhanh dần

+ Từ 20 – 30 s, vận động viên chuyển động thẳng đều

+ Từ 30 – 45 s, vận động viên chuyển động nhanh dần

+ Từ 45 – 50 s, vận động viên chuyển động thẳng đều.

Bài 3 trang 47 Vật lí 10Một ô tô chạy với tốc độ 54 km/h trên đoạn đườn thẳng thì người lái xe hãm phanh cho ô tô chạy thẳng chậm dần đều. Sau khi chạy thêm 250 m thì tốc độ của ô tô chỉ còn 5 m/s.

a) Hãy tính gia tốc của ô tô.

b) Xác định thời gian ô tô chạy thêm được 250 m kể từ khi bắt đầu hãm phanh.

c) Xe mất thời gan bao lâu để dừng hẳn kể từ lúc hãm phanh?

Phương pháp giải:

Biểu thức trong chuyển động biến đổi đều:

v=v0+a.tv2v02=2.a.d

1 m/s = 3,6 km/h

Lời giải:

Ta có v= 54 km/h = 15 m/s; v = 5 m/s; d = 250 m

a) Gia tốc của ô tô là:

a=v2v022.d=521522.250=0,4(m/s2)

b) Thời gian ô tô chạy thêm được 250 m kể từ khi bắt đầu hãm phanh là:

t=vv0a=5150,4=25(s)

c) Khi dừng hẳn thì v = 0 m/s

Thời gian kể từ lúc hãm phanh đến khi xe dừng hẳn là:

t=vv0a=0150,4=37,5(s)

Bài 4 trang 47 Vật lí 10Chất điểm chuyển động có đồ thị vận tốc theo thời gian như hình 7P1

a) Mô tả chuyển động của chất điểm.

b) Tính quãng đường mà chất điểm đi được từ khi bắt đầu chuyển động cho tới khi dừng lại.

Bài tập trang 47 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Quan sát hình

Biểu thức tính quãng đường trong chuyển động biến đổi đều

a=vv0ts=v2v022.a

Biểu thức tính quãng đường trong chuyển động thẳng đều:

s=v.t

Lời giải:

a) Mô tả chuyển động của chất điểm:

+ Từ 0 – 2 s, vật chuyển động thẳng nhanh dần đều

+ Từ 2 – 7 s, vật chuyển động thẳng đều

+ Từ 7 – 8 s, vật chuyển động thẳng chậm dần đều

b) Quãng đường vật đi được trong 2 s đầu là:

a1=502=2,5(m/s2)s1=52022.2=6,25(m)

Quãng đường vật đi được từ 2 – 7 s là:

s2=5.(72)=25(m)

Quãng đường vật đi được từ 7 – 8 s là:

a3=0587=5(m/s2)s3=02522.(5)=2,5(m)

=> Quãng đường mà chất điểm đi được từ lúc bắt đầu đến khi dừng hẳn là:

S = 6,25 + 25 + 2,5 = 33,75 (m)

Bài 5 trang 47 Vật lí 10Một người đứng ở sân ga nhìn thấy đoàn tùa bắt đầu chuyển động. Người này nhìn thấy toa thứ nhất chạy qua trước mắt mình trong 10 s. Hãy tính thời gian toa thứ chín chạy qua người này. Giả sử chuyển động của tàu hỏa là nhanh dần đều và xem khoảng cách giữa các toa tàu là không đáng kể.

Phương pháp giải:

Biểu thức tính quãng đường trong chuyển động biến đổi đều:

s=x0+v0t+12at2

Lời giải:

Chọn gốc tọa độ và gốc thời gian là lúc xe bắt đầu xuất phát.

=> x= 0; v= 0

Gọi chiều dài 1 toa tàu là s

=> Chiều dài của 9 toa tàu là 9.s

Thời gian người nhìn thấy toa thứ nhất đi qua là 10 giây nên ta có:

s=12.a.102=50.a

=> Thời gian đi hết toa thứ 9 là:

t=2s9a=2.9.sa=2.9.50.aa=2.9.50=30(s)

Xem thêm các bài giải SGK Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác

Bài 6: Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng

Bài 8: Thực hành đo gia tốc rơi tự do

Bài 9: Chuyển động ném

Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động

Bài 11: Một số lực trong thực tiễn

Đánh giá

0

0 đánh giá