SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 50 Bài 15: Năng lượng và công

324

Với giải Câu hỏi trang 50 SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trong Bài 15: Năng lượng và công giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Vật lí 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 50 Bài 15: Năng lượng và công

Câu 15.4 trang 50 SBT Vật lí lớp 10: Trong một hồ bơi, có hai cách để nhảy từ vị trí bục trên cao xuống dưới nước (Hình 15.5). Cách thứ nhất, nhảy trực tiếp từ trên xuống. Cách thứ hai, vận động viên sẽ trượt từ trên cao xuống bằng cầu trượt. Trong hai cách trên, cách nào năng lượng ít bị hao phí hơn? Giải thích.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về công cản.

Lời giải:

Nhảy trực tiếp ít gây ra hao phí hơn vì ma sát giữa vận động viên với không khí nhỏ hơn nhiều so với ma sát với thành cầu trượt.

Câu 15.5 trang 50 SBT Vật lí lớp 10: Trong quá trình leo xuống vách núi, người leo núi chuyển động từ trên cao xuống đất bằng hệ thống dây an toàn (Hình 15.6). Người này lấy dây quấn quanh vòng kim loại để sợi dây cọ sát vào còng. Ngoài ra, lực ma sát giữa chân với vách núi tạo ra trong quá trình chuyển động cũng đáng kể. Hãy giải thích nguyên nhân của việc tạo ra lực ma sát trong quá trình chuyển động của vận động viên trên phương diện năng lượng.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về khái niệm về sự chuyển hóa năng lượng.

Lời giải:

Nhờ vào việc tạo ra lực ma sát và lực cản mà phần lớn năng lượng được chuyển hóa thành nhiệt năng trên sợi dây và vòng kim loại, khiến tôc độ của vận động viên không quá lớn trong quá trình leo xuống núi.

Câu 15.6 trang 50 SBT Vật lí lớp 10: Một hộp nặng đang được giữ trên mặt phẳng nghiêng nhẵn thì được đẩy lên bằng một lực F song song với mặt phẳng nghiêng. Khi hộp di chuyển từ điểm A đến điểm B trên mặt phẳng nghiêng, công do lực F và công của trọng lực P tác dụng lên hộp có phụ thuộc vào vận tốc của hộp tại A và B không? Tại sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về công của lực.

Lời giải:

Từ biểu thức tính công A = F.d.cosθ, ta thấy công của một lực tác dụng lên vật chỉ phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng F, độ lớn độ dịch chuyển d và góc hợp bởi vecto lực tác dụng và vecto độ dịch chuyển θ mà không phụ thuộc vào vận tốc. Do đó, công do lực F và trọng lực P tác dụng lên hộp không phụ thuộc vào vận tốc của hộp tại A và B.

Đánh giá

0

0 đánh giá