SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 60 Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

406

Với giải Câu hỏi trang 60 SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trong Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Vật lí 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 60 Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

Câu 18.4 trang 60 SBT Vật lí lớp 10: Biểu thức nào sau đây mô tả đúng mối quan hệ giữa động lượng và động năng của vật?

A. p=m.Wd                                    B.  p = m. Wđ

C. p=2m.Wd                                  D. p = 2m. Wđ

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về động lượng và động năng.

Lời giải:

Ta có: p=m.v;Wd=12mv2v=2Wdmp=2m.Wd.

=> Chọn C

Câu 18.5 trang 60 SBT Vật lí lớp 10: Trong các quá trình chuyển động sau đây, quá trình nào mà động lượng của vật không thay đổi?

A. Vật chuyển động chạm vào vách và phản xạ lại.

B. Vật đang ném ngang.

C. Vật đang rơi tự do.

D. Vật đang chuyển động thẳng đều.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về động lượng.

Lời giải:

Ta có động lượng được xác định bằng biểu thức: p = m.v, nên với các vật chuyển động thẳng đều (v = const) thì động lượng của vật không đổi.

=> Chọn D

Câu 18.6 trang 60 SBT Vật lí lớp 10: Trong trường hợp nào sau đây, hệ có thể xem là hệ kín?

A. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang.                                          

B. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.

C. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí.

D. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hệ kín.

Lời giải:

Một hệ được gọi là hệ kín khi hệ đó không tương tác với các vật bên ngoài hệ.

Các trường hợp A, B, C vật khi chuyển động chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát (có sự tương tác với bên ngoài hệ) nên không phải là hệ kín.

=> Chọn D

Câu 18.7 trang 60 SBT Vật lí lớp 10: Khi một vật đang rơi (không chịu tác dụng của lực cản không khí) thì

A. động lượng của vật không đổi.                 

B. động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn.                       

C. động lượng của vật chỉ thay đổi về hướng.

D. động lượng của vật thay đổi cả về hướng và độ lớn.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về định luật bảo toàn động lượng.

Lời giải:

Động lượng của một hệ kín luôn được bảo toàn.

Khi vật đang rơi và không chịu tác dụng của lực cản không khí hay nói cách khác vật đang rơi tự do thì hệ vật chuyển động được xem là hệ kín.

=> Chọn B

Câu 18.8 trang 60 SBT Vật lí lớp 10: Hai vật có khối lượng m1 và m­2 chuyển động với vận tốc lần lượt là v1  v2. Động lượng của hệ có giá trị

A. m.v                                              

B. m1.v1+m2.v2

C. 0                                                    

D. m1.v1 + m2.v2

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về động lượng

Lời giải:

Ta có: p1=m1.v1;p2=m2.v2p=p1+p2=m1.v1+m2.v2

=> Chọn B

Đánh giá

0

0 đánh giá