SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 72 Bài 21: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm

188

Với giải Câu hỏi trang 72 SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trong Bài 21: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Vật lí 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 72 Bài 21: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm

Câu 21.1 trang 72 SBT Vật lí lớp 10: Cho bán kính Trái Đất khoảng 6,37.106 m và gia tốc trọng trường ở gần bề mặt Trái Đất là 9,8 m/s2. Một vệ tinh chuyển động tròn đều gần bề mặt Trái Đất phải có tốc độ bằng bao nhiêu để không rơi xuống mặt đất?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về lực hướng tâm.

Lời giải:

Tóm tắt:

R = 6,37.106 m

g = 9,8 m/s2

v =?

Lời giải:

Trọng lực tác dụng lên vệ tinh là lực hướng tâm:

m.g=mv2Rv=7,9.103m/s=7,9km/s.

Câu 21.2 trang 72 SBT Vật lí lớp 10: Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng mất 27,3 ngày. Biết lực hấp dẫn giữa các vật có khối lượng được tính theo công thức: Fhd=G.m1.m2r2

Với G = 6,67.10-11 N.kg-2.m2 là hằng số hấp dẫn, m1 và m2 lần lượt là khối lượng của hai vật và r là khoảng cách giữa hai khối tâm của chúng.

Biết khối lượng của Trái Đất khoảng 5,97.1024 kg. Hãy tính khoảng cách giữa tâm của Trái Đất và Mặt Trăng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về lực hấp dẫn.

Lời giải:

Lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng (khối lượng m) và Trái Đất (khối lượng M) là lực hướng tâm:

G.m.Mr2=m.v2rr=G.M(2π/T)233,83.108m.

Câu 21.3 trang 72 SBT Vật lí lớp 10: Một vật nặng có khối lượng bằng 5 kg được buộc vào một dây dài 0,8 m và thả cho chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng như Hình 21.2. Khi qua vị trí cân bằng O, vật có tốc độ 2,8 m/s. Tính gia tốc hướng tâm và lực căng dây khi vật đi qua vị trí cân bằng O. Lấy g = 9,8 m/s2.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về lực hướng tâm.

Lời giải:

Tại vị trí cân bằng 0: aht=v2l=9,8m/s2.

T=m.g+m.v2l=98N.

Đánh giá

0

0 đánh giá