Với giải Câu hỏi trang 6 SGK Hoá học10 Chân trời sáng tạo trong Bài 1: Nhập môn Hoá học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:
Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 6 Bài 1: Nhập môn Hoá học
Câu hỏi mở đầu trang 6 Hoá học 10: Hầu hết mọi thứ xung quanh chúng ta đều liên quan đến hóa học. Hóa học nghiên cứu về những vấn đề gì? Hóa học có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất? Làm thế nào để có phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học một cách hiệu quả?
Lời giải:
- Hóa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng ta.
- Vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất
+ Là nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong
+ Làm vật liệu xây dựng
+ Ngành y tế: thuốc phòng, chữa bệnh cho người, chỉ khâu tự tiêu dùng trong y khoa
+ Làm mĩ phẩm, phân bón cho cây trồng
+ Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học một cách hiệu quả
+ Phương pháp học tập: (1) Phương pháp tìm hiểu lí thuyết, (2) Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm, (3) Phương pháp luyện tập, ôn tập, (4) Phương pháp học tập trải nghiệm
+ Phương pháp nghiên cứu hóa học: (1) Xác định vấn đề nghiên cứu, (2) Nêu giả thuyết khoa học, (3) Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng), (4) Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề
1. Đối tượng nghiên cứu của hoá học
Phương pháp giải:
- Đơn chất: chỉ chứa duy nhất 1 nguyên tố
- Hợp chất: chứa 2 nguyên tố trở lên
Lời giải:
(a) – Lá nhôm: Al => Chỉ có 1 nguyên tố Al => Đơn chất
(b) – Bình khí nitrogen: N2 => Chỉ có 1 nguyên tố N => Đơn chất
(c) – Cốc nước: H2O => Có 2 nguyên tố là H và O => Hợp chất
(d) – Muối ăn: NaCl => Có 2 nguyên tố là Na và Cl => Hợp chất
Câu hỏi 2 trang 6 Hoá học 10: Quan sát Hình 1.2, cho biết ba thể của bromine tương ứng với mỗi hình (a), (b) và (c). Sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ trật tự trong cấu trúc của ba thể này
Phương pháp giải:
(a) – Các hạt sắp xếp chặt khít nhau
(b) – Các hạt sắp xếp khít nhau nhưng lỏng lẻo
(c) – Các hạt chạy hỗn loạn, tách rời nhau
Lời giải:
(a) – Các hạt sắp xếp chặt khít nhau
(b) – Các hạt sắp xếp khít nhau nhưng lỏng lẻo
(c) – Các hạt chạy hỗn loạn, tách rời nhau
=> Sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ trật tự trong cấu trúc của 3 thể: (c) < (b) < (a)
Xem thêm các bài giải Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi mở đầu trang 6 Hoá học 10: Hầu hết mọi thứ xung quanh chúng ta đều liên quan đến hóa học. Hóa học nghiên cứu về những vấn đề gì?;;;
Câu hỏi 5 trang 8 Hoá học 10: Nêu vai trò của hóa học trong mỗi ứng dụng được mô tả ở các hình bên...
Luyện tập trang 8 Hoá học 10: Kể tên một vài ứng dụng khác của hóa học trong đời sống...
Vận dụng trang 8 Hoá học 10: Từ sáng sớm thức dậy cho đến tối đi ngủ, em sử dụng rất nhiều chất trong việc sinh hoạt cá nhân, ăn uống, học tập...
Vận dụng trang 11 Hoá học 10: Mưa acid là một thuật ngữ chung chỉ sự tích lũy của các chất gây ô nhiễm, có khả năng chuyển hóa trong nước mưa tạo nên môi trường acid...
Bài tập 1 trang 12 Hoá học 10: Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hóa học?...
Xem thêm các bài giải SGK Hoá học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Thành phần của nguyên tử
Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.