Văn bản Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (Văn 7) - Minh Khuê

457

Tài liệu tác giả tác phẩm Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng lớp 7.

Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Minh Khuê

II. Tìm hiểu tác phẩm

1.Thể loại

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” thuộc thể loại nghị luận văn học

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” được in trong Tác phẩm văn học trong nhà trường – Những vấn đề trao đổi, tập 3, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012.

3. Phương thức biểu đạt:

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” có phương thức biểu cảm là nghị luận, biểu cảm, tự sự

4. Tóm tắt văn bản Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”: 

- Đầu tiên, sức hấp dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối cùng. Nhân vật Giôn-xi bị bệnh nặng, cô đã đếm từng chiếc lá và tuyệt vọng nghĩ rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống là cô sẽ chết. Kì diệu thay, tác giả đã không để cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Tâm trạng của Giôn-xi được vực dậy khi thấy chiếc lá vẫn còn đó: cô đòi ăn cháo, uống sữa, muốn soi gương, … Truyện còn hấp dẫn bởi kết thúc bất ngờ: ở cuối truyện ngắn, người bạn Xu đã kể lại cho Giôn-xi biết về cái chết của cụ Bơ-mơn. Hành động của cao cả của cụ đã chứng minh: tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự hi sinh thầm lặng.

5. Bố cục bài Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”: 

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “ấn tượng cho bạn đọc”: Giới thiệu vấn đề

- Phần 2: Tiếp đến “chủ đề của truyện ngắn này”: Phân tích, lí giải sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

- Phần 3: Còn lại: Kết luận của tác giả về sức hấp dẫn còn mãi với thời gian của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

6. Giá trị nội dung: 

- Văn bản Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” đã bày tỏ quan điểm nhằm chứng minh Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn đặc sắc, hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Cách lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

- Ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp logic, hợp lí

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm

- Đầu tiên, sức hấp dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối cùng:

+ Nhân vật Giôn-xi bị bệnh “sưng phổi nặng”, cô đã đếm từng chiếc lá và tuyệt vọng nghĩ rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống là cô sẽ chết. 

+ Nhưng tác giả đã không để cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. 

+ Tâm trạng của Giôn-xi được vực dậy khi thấy chiếc lá vẫn còn đó: cô “đòi ăn cháo”, “uống sữa”, “muốn soi gương”, “đi du lịch”

- Truyện còn hấp dẫn bởi kết thúc bất ngờ: 

+ Ở cuối truyện ngắn, người bạn Xu đã kể lại cho Giôn-xi biết về cái chết của cụ Bơ-mơn. 

+ Cụ Bơ-mơn đang khỏe mạnh nhưng chỉ sau một đêm vì cố gắng hoàn thành bức tranh vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết nên cụ đã qua đời sau đó.

→ Hành động của cao cả của cụ đã chứng minh: tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự hi sinh thầm lặng.

→ Tình huống truyện độc đáo, bất ngờ mang tính nhân văn

2. Tác giả khẳng định: Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” sẽ sống mãi trong lòng người đọc:

- Thông điệp của Ô Hen-ri: Chiếc lá không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một kiệt tác vì nó được tạo nên từ tình yêu thương và niềm say mê sáng tạo quên mình của cụ Bơ-mơn

- Bức tranh chiếc lá là một tác phẩm nghệ thuật chân chính, nhân văn: Nó đã vực dậy trong Giôn-xi niềm tin vào cuộc sống, sự sống đã trở về với cô.

→  Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” sẽ sống mãi trong lòng người đọc, vượt qua cả không gian và thời gian

Đánh giá

0

0 đánh giá