Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 49 Bài 7: Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

285

Với giải Câu hỏi trang 49 SGK Hoá học10 Chân trời sáng tạo trong Bài 7: Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 49 Bài 7: Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Mở đầu trang 49 Hóa học 10: Fluorine được sử dụng làm chất oxi hóa cho nhiên liệu lỏng dùng trong tên lửa. Fluorine (F) là một nguyên tố hóa học có số hiệu nguyên tử bằng 9, thuộc chu kì 2, nhóm VIIA. Từ vị trí của fluorine trong bảng tuần hoàn, có thể dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của fluorine không? Khả năng phản ứng của fluorine như thế nào?

 (ảnh 1)

Lời giải:

Fluorine thuộc ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn (là nhóm phi kim điển hình).

Cấu hình electron của F là: 1s22s22p⇒ Có 7 electron lớp ngoài cùng. Khi hình thành liên kết hóa học F có xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm ⇒ F có tính oxi hóa mạnh.

1. Định luật tuần hoàn

Câu hỏi 1 trang 49 Hóa học 10: Quan sát Bảng 7.1 hãy nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A trong cùng môt chu kì và trong cùng một nhóm?

 (ảnh 1)

Lời giải:

Với các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn:

- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân thì số electron lớp ngoài cùng tăng dần.

- Trong một nhóm, các nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau (trừ He).

Đánh giá

0

0 đánh giá