Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 60 Bài 10: Liên kết cộng hoá trị

343

Với giải Câu hỏi trang 60 SGK Hoá học10 Chân trời sáng tạo trong Bài 10: Liên kết cộng hoá trị giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 60 Bài 10: Liên kết cộng hoá trị

Câu hỏi 3 trang 60 Hóa học 10: Thế nào là liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba?

Lời giải:

- Liên kết đơn là liên kết được tạo bởi 1 cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử, biểu diễn bằng một gạch nối “–” 

- Liên kết đôi là liên kết được tạo bởi 2 cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử, biểu diễn bằng hai gạch nối “=”

- Liên kết ba là liên kết được tạo bởi 3 cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử, biểu diễn bằng ba gạch nối “≡”

Luyện tập trang 60 Hóa học 10: Trình bày sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử Cl2.

Lời giải:

Chlorine (Cl) có cấu hình electron là [Ne]3s23p5. Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử Cl đều cần thêm 1 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử Cl góp chung 1 electron để tạo nên cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử.

 (ảnh 1)

Câu hỏi 4 trang 60 Hóa học 10: Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của Cl2, H2O, CH4.

Lời giải:

 (ảnh 1)

Luyện tập trang 60 Hóa học 10: Trình bày sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử NH3

Lời giải:

+ Nguyên tử nitrogen (N) có cấu hình electron là 1s22s22p3. Để đạt được cấu hình giống khí hiếm, nguyên tử N cần thêm 3 electron.

+ Nguyên tử hydrogen (H) có cấu hình electron là 1s1. Để đạt được cấu hình giống khí hiếm, nguyên tử H cần thêm 1 electron.

+ Để tạo thành liên kết trong phân tử NH3, mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron với nguyên tử N tạo thành 3 cặp electron dùng chung.

 (ảnh 1)

Đánh giá

0

0 đánh giá