Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 64 Bài 10: Liên kết cộng hoá trị

325

Với giải Câu hỏi trang 64 SGK Hoá học10 Chân trời sáng tạo trong Bài 10: Liên kết cộng hoá trị giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 64 Bài 10: Liên kết cộng hoá trị

Câu hỏi 13 trang 64 Hóa học 10: Mô tả sự hình thành liên kết π.

 (ảnh 1)

Lời giải:

- Liên kết π (pi) được hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital. Vùng xen phủ nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử.

Câu hỏi 14 trang 64 Hóa học 10: Quan sát Hình 10.8, hãy so sánh sự hình thành liên kết σ và liên kết π.

 (ảnh 1)

Lời giải:

 (ảnh 2)

Câu hỏi 15 trang 64 Hóa học 10: Theo em, thế nào là liên kết bội? Phân tử nào dưới đây có chứa liên kết bội: Cl2, HCl, O2 và N2?

Lời giải:

Liên kết bội là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tố bằng hai hoặc ba cặp electron góp chung. Liên kết này được biểu thị bằng hai gạch nối hoặc ba gạch nối.

Liên kết bội gồm cả liên kết σ và liên kết π.

- Phân tử Cl2 được tạo thành bởi 1 cặp electron dùng chung:

 (ảnh 4)

⇒ Phân tử Cl2 không chứa liên kết bội.

- Phân tử HCl được tạo thành bởi 1 cặp electron dùng chung:

 (ảnh 3)

⇒ Phân tử HCl không chứa liên kết bội.

- Phân tử O2 được tạo thành bởi 2 cặp electron dùng chung:

 (ảnh 1)

⇒ Phân tử O2 chứa liên kết bội.

- Phân tử N2 được tạo thành bởi 3 cặp electron dùng chung:

 (ảnh 2)

⇒ Phân tử N2 chứa liên kết bội.

Câu hỏi 16 trang 64 Hóa học 10: Sự xen phủ có sự tham gia của orbital nào luôn là xen phủ trục?

Lời giải:

Sự xen phủ có sự tham gia của AO s luôn là xen phủ trục vì dù theo phương, chiều nào thì vùng xen phủ cũng nằm trên đường nối tâm giữa hai nguyên tử.

Câu hỏi 17 trang 64 Hóa học 10: Số liên kết σ và liên kết π trong mỗi liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba lần lượt bằng bao nhiêu?

Lời giải:

- Liên kết đơn gồm 1 liên kết σ.

- Liên kết đôi gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π.

- Liên kết ba gồm 1 liên kết σ và hai liên kết π.

Luyện tập trang 64 Hóa học 10: Vẽ sơ đồ xen phủ orbital giữa 2 nguyên tử carbon hình thành liên kết đôi trong phân tử ethylene (C2H4).

Lời giải:

Sơ đồ xen phủ orbital giữa 2 nguyên tử carbon hình thành liên kết đôi trong phân tử ethylene (C2H4):

 (ảnh 1)

Câu hỏi 18 trang 64 Hóa học 10: Căn cứ giá trị năng lượng liên kết H-H và N≡N đã cho, liên kết trong phân tử nào dễ bị phá vỡ hơn?

Lời giải:

Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền và ngược lại. 

Năng lượng liên kết trong phân tử N2 (Eb = 945 kJ/mol) lớn hơn năng lượng liên kết trong phân tử H2 (Eb = 432 kJ/mol) ⇒ Liên kết trong phân tử N2 bền hơn. Ngược lại liên kết trong phân tử H2 kém bền hơn (dễ bị phá vỡ hơn).

Đánh giá

0

0 đánh giá