Với giải Câu hỏi trang 44 SGK Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:
Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 44 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
a) Viết cấu hình electron của magnesium, nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và oxide, hydroxide chứa magnesium.
b) So sánh tính kim loại của magnesium với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn.
Lời giải:
a) Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn.
⇒ Nguyên tử magnesium có 12 electron phân bố trên 3 lớp electron và có 2 electron lớp ngoài cùng.
⇒ Cấu hình electron của magnesium là 1s2 2s2 2p6 3s2.
⇒ MgO là basic oxide, Mg(OH)2 là base yếu.
b) Các nguyên tố lân cận với Mg là Na, Al, Be, Ca.
- Trong cùng chu kì 3, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13) thì tính kim loại giảm dần từ Na > Mg > Al.
- Trong một nhóm IIA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần Be (Z = 4), Mg (Z = 12), Ca (Z = 20) thì tính kim loại tăng dần từ Be < Mg < Ca.
a) Nêu vị trí của potassium trong bảng tuần hoàn.
b) Nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và hợp chất chứa potassium.
Lời giải:
a) Nguyên tử potassium có Z = 19 = số electron.
⇒ Cấu hình electron của potassium: 1s22s22p63s23p64s1
⇒ Trong bảng tuần hoàn nguyên tố potassium thuộc ô số 19 (do Z = 19), chu kì 4 (do có 4 lớp electron), nhóm IA (do nguyên tố s, 1 electron hóa trị).
b) Potassium (K) có 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ là kim loại điển hình.
Oxide cao nhất (K2O) là basic oxide; hydroxide tương ứng (KOH) là base mạnh.
Em có thể trang 44 Hóa học 10: Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể:
- Viết được cấu hình electron của nguyên tử và ngược lại.
- Dự đoán được tính chất (tính kim loại, tính phi kim) của nguyên tố đó.
- Viết được công thức oxide, hydroxide và nêu tính acid, base tương ứng.
Lời giải:
Ví dụ: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.
⇒ Nguyên tử X có 3 lớp electron và 7 electron lớp ngoài cùng.
⇒ Cấu hình electron của X là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.
- Do có 7 electron lớp ngoài cùng nên nguyên tố X là phi kim.
- Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất là X2O7 là acidic oxide.
- Công thức hydroxide ứng với hóa trị cao nhất là HXO4 là acid mạnh.
Xem thêm các bài giải Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 43 Hóa học 10: Định luật tuần hoàn đóng vai trò như thế nào trong việc dự đoán tính chất của các chất?...
Em có thể trang 44 Hóa học 10: Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể...
Xem thêm các bài giải SGK Hoá học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.