SBT Sinh học 10 Cánh diều trang 11

351

Lời giải bài tập Sinh học 10 Chủ đề 4: Thành phần hóa học của tế bào trang 11 trong Sinh học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Chủ đề 2 từ đó học tốt môn Sinh học 10.

Giải bài tập Sinh học 10 Chủ đề 4: Thành phần hóa học của tế bào trang 11

Bài 4.28 trang 11 SBT Sinh học 10: Tinh bột được phân giải khi phá vỡ

A. liên kết glycoside giữa các gốc fructose.

B. liên kết glycoside giữa các gốc glucose.

C. liên kết ester giữa các gốc glucose.

D. liên kết peptide giữa các gốc amino acid.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Tinh bột được cấu tạo từ hàng trăm đến hàng nghìn đơn phân là glucose bằng liên kết glycoside, được hình thành qua nhiều phản ứng ngưng tụ → Tinh bột được phân giải khi phá vỡ liên kết glycoside giữa các gốc glucose.

Bài 4.29 trang 11 SBT Sinh học 10: Phát biểu nào sau đây là đúng đối với cellulose?

A. Cellulose là một loại polymer bao gồm các monomer fructose.

B. Cellulose là một polysaccharide dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật.

C. Cellulose là một polysaccharide dự trữ năng lượng trong tế bào động vật.

D. Cellulose là thành phần cấu trúc chính của thành tế bào thực vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

A. Sai. Cellulose là một loại polymer bao gồm các monomer glucose liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng, không phân nhánh.

B, C. Sai. Cellulose là một polysaccharide có chức năng là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật.

D. Đúng. Cellulose là thành phần cấu trúc chính của thành tế bào thực vật.

Bài 4.30 trang 11 SBT Sinh học 10: Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự phù hợp giữa cấu tạo của tinh bột với chức năng dự trữ năng lượng ở tế bào?

A. Là chuỗi polysaccharide mạch thẳng.

B. Là chuỗi polysaccharide phân nhiều nhánh.

C. Gồm nhiều chuỗi polysaccharide mạch thẳng bện xoắn với nhau.

D. Là polysaccharide mạch vòng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Tinh bột được cấu tạo từ hàng trăm đến hàng nghìn đơn phân là glucose, gồm 2 dạng là amylopectin (có cấu trúc phân nhánh nhiều) và amylose (ít phân nhánh hơn), tinh bột chứa càng nhiều dạng amylopectin thì càng khó phân giải → Cấu tạo của tinh bột với chức năng dự trữ năng lượng ở tế bào là tinh bột là chuỗi polysaccharide phân nhiều nhánh.

Bài 4.31 trang 11 SBT Sinh học 10: Có 20 loại amino acid khác nhau. Các amino acid đó được phân biệt với nhau bởi

A. các nhóm carboxyl khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.

B. các nhóm amino khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.

C. các mạch bên khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.

D. các nguyên tử carbon khác nhau liên kết với cùng một loại mạch bên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các amino acid đều được cấu tạo từ một nguyên tử carbon trung tâm liên kết với một nhóm amino (-NH2), một nhóm carboxyl (-COOH), một nguyên tử H và một mạch bên còn gọi là nhóm R → Các amino acid phân biệt với nhau bởi nhóm R.

Có 20 loại amino acid khác nhau. Các amino acid đó được phân biệt với nhau bởi

Bài 4.32 trang 11 SBT Sinh học 10: Hai nhóm chức luôn có trong amino acid là

A. keto và aldehyde.

B. carboxyl và amino.

C. phosphate và amino.

D. hydroxyl và carboxyl.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các amino acid đều được cấu tạo từ một nguyên tử carbon trung tâm liên kết với một nhóm amino (-NH2), một nhóm carboxyl (-COOH), một nguyên tử H và một mạch bên còn gọi là nhóm R → Hai nhóm chức luôn có trong amino acid là carboxyl và amino.

Bài 4.33 trang 11 SBT Sinh học 10: Chất nào sau đây có nhiều trong trứng, thịt và sữa?

A. Protein.

B. Tinh bột.

C. Cellulose.

D. DNA.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Trứng, thịt và sữa là những thực phẩm giàu protein.

Bài 4.34 trang 11 SBT Sinh học 10: Các hình dạng và chức năng khác nhau của các protein khác nhau được xác định bởi

A. mạch bên của amino acid trong phân tử protein.

B. nhóm amino của amino acid mà chúng chứa.

C. nhóm carboxyl của amino acid mà chúng chứa.

D. các amino acid ở đầu chứa nhóm amino tự do.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Protein được cấu tạo từ các đơn phân là amino acid. Mà các amino acid đều được cấu tạo từ một nguyên tử carbon trung tâm liên kết với một nhóm amino (-NH2), một nhóm carboxyl (-COOH), một nguyên tử H và một mạch bên còn gọi là nhóm R → Các amino acid phân biệt với nhau bởi nhóm R. Bởi vậy, các hình dạng và chức năng khác nhau của các protein khác nhau được xác định bởi mạch bên của amino acid trong phân tử protein.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập trang 6 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 7 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 8 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 9 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 10 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 12 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 13 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 14 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 15 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 16 SBT Sinh học 10

 

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá