Với giải Câu hỏi trang 69 SGK Hoá học10 Cánh Diều Bài Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:
Hoá học 10 Cánh Diều trang 69 Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals
Bài 1 trang 69 Hóa học 10: Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây?
A. CH4
B. NH3
C. H3C-O-CH3
D. PH3
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Chú ý: Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng. Các nguyên tử có độ âm điện lớn thường gặp trong liên kết hydrogen là N, O, F.
A. Loại vì trong phân tử CH4 nguyên tử C không có cặp electron riêng.
Công thức Lewis của CH4
B. Chọn
C. Loại vì trong phân tử H3C-O-CH3 nguyên tử C và O đều không có cặp electron riêng.
D. Loại vì độ âm điện của P nhỏ hơn của H
Bài 2 trang 69 Hóa học 10: Nhiệt nóng chảy và nhiệt độ sôi của hai chất HBr và HF như sau:
Hãy gán công thức chất thích hợp vào các ô có dấu.
Lời giải:
Độ âm điện của F lớn hơn Br nên tương tác hút tĩnh điện giữa Hδ+ và Fδ- lớn hơn tương tác hút tĩnh điện giữa Hδ+ và Brδ-.
⇒ Các phân tử HF liên kết chặt chẽ với nhau bởi các liên kết hydrogen hơn so với các phân tử HBr.
⇒ Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của HF lớn hơn so với HBr.
Bài 3 trang 69 Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các loại liên kết?
a) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
b) Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
c) Tương tác van der Waals mạnh hơn liên kết hydrogen.
d) Tương tác van der Waals yếu hơn liên kết hydrogen.
Lời giải:
Phát biểu đúng là: a), d)
a) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
d) Tương tác van der Waals yếu hơn liên kết hydrogen.
A. Liên kết ion
B. Liên kết cộng hóa trị có cực
C. Liên kết cộng hóa trị không cực
D. Liên kết hydrogen.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Liên kết biểu diễn bằng các đường nét đứt là liên kết hydrogen.
Bài 5 trang 69 Hóa học 10: Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy các phân tử NH3 có thể liên kết với nhau thành những cụm (NH3)n với n = 3 – 6. (Theo ACS Omega 2020, 5, 49, 31724-31729)
Vì sao các phân tử NH3 có thể hình thành được cụm phân tử này?
Lời giải:
Trong phân tử NH3 có nguyên tử H liên kết với nguyên tử N (có độ âm điện mạnh) còn cặp electron riêng.
Do đó các phân tử NH3 có thể liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen tạo thành những cụm phân tử.
Cụm phân tử (NH3)3
Cụm phân tử (NH3)4
Xem thêm các bài giải Hóa học lớp 10 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Vận dụng 4 trang 68 Hóa học 10: Sưu tầm hình ảnh tinh thể nước đá, bông tuyết...
Bài 1 trang 69 Hóa học 10: Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây?...
Bài 2 trang 69 Hóa học 10: Nhiệt nóng chảy và nhiệt độ sôi của hai chất HBr và HF như sau...
Bài 3 trang 69 Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các loại liên kết?...
Xem thêm các bài giải Hoá học lớp 10 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Phản ứng oxi hoá - khử
Bài 14: Phản ứng hoá học học và enthalpy
Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hoá học
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.