Hoá học 10 Cánh Diều trang 77 Bài 14: Phản ứng hoá học và enthalpy

283

Với giải Câu hỏi trang 77 SGK Hoá học10 Cánh Diều Bài 14: Phản ứng hoá học và enthalpy giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Cánh Diều trang 77 Bài 14: Phản ứng hoá học và enthalpy

Mở đầu trang 77 Hóa học 10: Cho các phản ứng sau: (1) Phản ứng nung vôi: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g)

(2) Phản ứng than cháy trong không khí: C(s) + O2(g) → CO2(g)

Trong hai phản ứng trên, phản ứng nào là tỏa nhiệt, phản ứng nào là thu nhiệt?

Lời giải:

Phản ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt

CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) ∆ r H298o = 178,29 kJ

Để thu được 1 mol CaO(s), cần cung cấp 178,29 kJ nhiệt lượng để chuyển 1 mol CaCO3(s) thành CaO(s)

Phản ứng than cháy trong không khí là phản ứng tỏa nhiệt

C(s) + O2(g) → CO2(g) ∆ r H298o = -393,5 kJ

Đốt cháy 1 mol C trong không khí tỏa ra 393,5 kJ nhiệt lượng

I. Phản ứng toả nhiệt và phản ứng thu nhiệt

Thực hành trang 77 Hóa học 10: Thực hiện hai thí nghiệm dưới đây:

Thí nghiệm 1: Đặt một nhiệt kế vào trong cốc thủy tinh chứa khoảng 50 ml dung dịch hydrochloric acid (HCl) 1M (hình 14.1). Khi nhiệt độ trong cốc ổn định, ghi nhiệt độ ban đầu. Thêm vào cốc khoảng 1 gam magnesium oxide (MgO) rồi dùng đũa thủy tinh khuấy liên tục. Quan sát hiện tượng phản ứng và ghi lại sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình phản ứng.

Thí nghiệm 2: Lặp lại thí nghiệm với bộ dụng cụ và cách tiến hành như trên, nhưng thay bằng khoảng 50 ml dung dịch CH3COOH 5% (giấm ăn) và khoảng 5 gam baking soda (sodium hydrogen carbonate, NaHCO3). Quan sát hiện tượng phản ứng và ghi lại sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình phản ứng.

Viết phương trình hóa học xảy ra ở hai thí nghiệm trên và cho biết phản ứng nào là tỏa nhiệt, phản ứng nào là thu nhiệt.

Thực hiện hai thí nghiệm dưới đây

 

Lời giải:

Học sinh làm thí nghiệm và ghi lại sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình phản ứng.

Thí nghiệm 1:

Phương trình hóa học: MgO(s) + 2HCl(aq) → MgCl2(aq) + H2O(l)

Hiện tượng: MgO tan trong dung dịch HCl.

Thí nghiệm 2:

Phương trình hóa học: CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + H2O + CO2

Hiện tượng: Bột baking soda (sodium hydrogen carbonate, NaHCO3) tan trong dung dịch giấm ăn (CH3COOH). Có khí không màu, không mùi thoát ra.

Đánh giá

0

0 đánh giá