SBT Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 72 Bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học

438

Với giải Câu hỏi trang 72 SBT Hoá học10 Chân trời sáng tạo Bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 72 Bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học

Bài 16.16 trang 72 SBT Hóa học 10Aspirin (acetylsalicylic acid, C9H8O4) là thuốc hạ sốt, giảm đau, có tính kháng viêm, được sử dụng khá phổ biến trên thế giới, khoảng 25 000 tấn mỗi năm. Khi uống aspitin, phản ứng thủy phân xảy ra như sau:;

Aspirin (acetylsalicylic acid, C9H8O4) là thuốc hạ sốt, giảm đau (ảnh 1)

Salicylic acid là thành phần chính có tác dụng hạ sốt, giảm đau và viêm nhiễm, nên có nhiều nghiên cứu tập trung vào phản ứng thủy phân này và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Dữ liệu về quá trình thủy phân của một mẫu aspirin trong nước (môi trường trung tính) ở 37oC(*) thể hiện trong bảng:

Aspirin (acetylsalicylic acid, C9H8O4) là thuốc hạ sốt, giảm đau (ảnh 2)

(*) Ở điều kiện này, phản ứng xảy ra rất chậm, trong môi trường acid, như điều kiện trong dạ dày, phản ứng xảy ra nhanh hơn.

a. Tính tốc độ trung bình của phản ứng thủy phân aspirin sau thời gian 2, 5, 10, …, 300 giờ.

b. Nhận xét sự thay đổi tốc độ phản ứng theo thời gian. Giải thích.

c. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên nồng độ chất tham gia và sản phẩm theo thời gian của phản ứng trên.

Lời giải:

a) Tốc độ phản ứng của phản ứng thuỷ phân aspirin theo thời gian:

Aspirin (acetylsalicylic acid, C9H8O4) là thuốc hạ sốt, giảm đau (ảnh 3)

b) Trong khoảng thời gian 20 giờ đầu tiên của phản ứng thuỷ phân, nồng độ aspirin đủ lớn để tạo ra số va chạm hiệu quả tương đương nhau, tốc độ trung bình phản ứng đạt 2,000 × 10-5 (M/h), sau đó, tốc độ phản ứng thuỷ phân aspirin chậm dần. Khi nồng độ aspirin giảm, làm giảm tần số va chạm hiệu quả giữa các phân tử, tốc độ phản ứng giảm.

c) Đồ thị biểu diễn sự biến thiên nồng độ chất tham gia và sản phẩm theo thời gian.

Aspirin (acetylsalicylic acid, C9H8O4) là thuốc hạ sốt, giảm đau (ảnh 4)

Bài 16.17 trang 72 SBT Hóa học 10Hoạt động trong phòng thí nghiệm

Chuẩn bị

Dụng cụ: Cân phân tích, cốc thủy tinh, đồng hồ bấm giây.

Hóa chất: CaCO3 dạng khối, dung dịch HCl 2M.

Tiến hành

Bước 1: Cân 5 – 7 viên đá vôi, ghi giá trị m1.

Bước 2: Rót 100 ml dung dịch HCl vào cốc thủy tinh, cân khối lượng cốc, ghi giá trị m2.

Bước 3: Để yên cốc trên giá cân. Cho các viên đá vôi vào cốc dung dịch HCl. Ghi nhận tổng khối lượng hiển thị trên cân sau mỗi 30 giây, thực hiện trong 10 phút.

Yêu cầu

1. Vận dụng định luật bảo toàn khối lượng, tính khối lượng khí CO2 sau mỗi 30 giây.

2. Tính tốc độ trung bình của phản ứng sau khoảng thời gian 1, 2, 3, 4 phút.

3. Nhận xét tốc độ phản ứng thay đổi thế nào theo thời gian. Giải thích.

4. Vẽ biểu đồ biểu diễn khối lượng CO2 trong các thời điểm khác nhau.

Lời giải:

Học sinh tiến hành thí nghiệm và thực hiện các yêu cầu có trong thí nghiệm.

Đánh giá

0

0 đánh giá