SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 68 Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide

310

Với giải Câu hỏi trang 68 SBT Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 68 Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide

Bài 22.1 trang 68 SBT Hóa học 10: Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử hydrogen halide nào sau đây tạo được liên kết hydrogen mạnh?

A. HCl.                

B. HI.                   

C. HF.                  

D. HBr.

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa liên kết hydrogen: Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết

Lời giải:

- Đáp án: C

Bài 22.2 trang 68 SBT Hóa học 10: Hydrogen halide nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất ở áp suất thường?

A. HCl.                

B. HBr.                

C. HF.                  

D. HI.

Phương pháp giải:

Dựa vào phân tử nào có liên kết hydrogen -> Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn. 

Lời giải:

- Đáp án: C

Bài 22.3 trang 68 SBT Hóa học 10: Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ bền liên kết biến đổi như thể nào?

A. Tăng dần.        

B. Giảm dần.       

C. Không đổi.       

D. Tuần hoàn.

Phương pháp giải:

Dựa vào bán kính nguyên tử của nhóm halogen tăng dần từ fluorine đến iodine → khoảng cách giữa nguyên tử H và nguyên tử halogen tăng dần →nguyên tử H có độ linh động tăng dần → độ bền liên kết giảm dần

Lời giải:

- Đáp án: B

Bài 22.4 trang 68 SBT Hóa học 10: Dung dịch hydrohalic acid nào sau đây có tính acid yếu?

A. HF.                  

B. HBr.                

C. HCl.                

D. HI.

Phương pháp giải:

Dựa vào bán kính nguyên tử của nhóm halogen tăng dần từ fluorine đến iodine → khoảng cách giữa nguyên tử H và nguyên tử halogen tăng dần → nguyên tử H có độ linh động tăng dần → tính acid càng mạnh

Lời giải:

- Đáp án: A

Bài 22.5 trang 68 SBT Hóa học 10: Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu vàng nhạt?

A. HCl.                

B. NaBr.              

C. NaCl.               

D. HF.

Phương pháp giải:

Dựa vào màu sắc kết tủa của muốn silver với ion halide:

- AgCl: kết tủa trắng

- AgBr: kết tủa vàng nhạt

- AgI: kết tủa vàng

Lời giải:

- Đáp án: B

Bài 22.6 trang 68 SBT Hóa học 10: Trong điều kiện không có không khí, đinh sắt tác dụng với dung dịch HCl thu được các sản phẩm là

A. FeCl3 và H2.     

B. FeCl2 và Cl2.    

C. FeCl3 và Cl2.    

D. FeCl2 và H2.

Lời giải:

- Đáp án: D

- Cụ thể: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Bài 22.7 trang 68 SBT Hóa học 10: Hydrohalic acid thường được dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi mạ điện là

A. HBr.                

B. HF.                  

C. HI.                   

D. HCl.

Lời giải:

- Đáp án: D

Bài 22.8 trang 68 SBT Hóa học 10: Hydrohalic acid được dùng làm nguyên liệu để sản xuất hợp chất chống dính teflon là

A. HF.                 

B. HCl.                

C. HBr.                

D. HI.

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức của hợp chất teflon là -(CF2-CF2)-n để dự đoán

Lời giải:

- Đáp án: A

Bài 22.9 trang 68 SBT Hóa học 10: Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được các ion F-, Cl-, Br-, I- trong dung dịch muối?

A. NaOH.            

B. HCl.                

C. AgNO3.           

D. KNO3.

Phương pháp giải:

Phân biệt các ion F-, Cl-, Br-, I- ­­bằng cách cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối của chúng

Lời giải:

- Đáp án: B

 Halide ion

Thuốc thử

F-

Cl-

Br-

I-

Dung dịch AgNO3

Không hiện tượng

Có kết tủa trắng (AgCl)

Có kết tủa vàng nhạt (AgBr)

Có kết tủa vàng (AgI)

Bài 22.10 trang 68 SBT Hóa học 10: KBr thể hiện tính khử khi đun nóng với dung dịch nào sau đây?

A. AgNO3.           

B. H2SO4 đặc.       

C. HCl.                

D. H2SO4 loãng.

Phương pháp giải:

Để thể hiện tính khử cần có chất có tính oxi hóa.

Lời giải:

- Đáp án: B

Đánh giá

0

0 đánh giá