SBT Hoá học 10 Cánh Diều trang 46 Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hoá học

295

Với giải Câu hỏi trang 45 SBT Hoá học10 Cánh Diều Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hoá học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Cánh Diều trang 46 Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hoá học

Bài 15.5 trang 46 sách bài tập Hóa học 10: Sulfur dioxide là một chất có nhiều ứng dụng trong công nghiệp (dùng để sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng bột giấy trong công nghiệp giấy, tẩy trắng dung dịch đường trong sản xuất đường tinh luyện, …) và giúp ngăn cản sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm gây hư hại cho thực phẩm. Ở áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC, phản ứng giữa 1 mol sulfur với oxygen xảy ra theo phương trình “S(s) + O2(g) → SO2(g)” và tỏa ra một lượng nhiệt là 296,9 kJ.

Những phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là 296,9 kJ.

B. Enthalpy tạo thành chuẩn của sulfur dioxide bằng -296,9 kJ mol-1.

C. Sulfur dioxide vừa có thể là chất khử vừa có thể là chất oxi hóa, tùy thuộc vào phản ứng mà nó tham gia.

D. 0,5 mol sulfur tác dụng hết với oxygen giải phóng 148,45 kJ năng lượng dưới dạng nhiệt.

E. 32 gam sulfur cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt là 2,969 × 105 J.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B, C, D, E

A sai vì: Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là -296,9 kJ.

Bài 15.6 trang 46 sách bài tập Hóa học 10: Phản ứng luyện gang trong lò cao có phương trình như sau: Fe2O3(s) + CO(g) → Fe(s) + CO2(g) (1)

a) Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng (1) và tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng với các hệ số cân bằng tương ứng.

b) Từ 1 mol Fe2O3 và 1 mol CO, giả sử chỉ xảy ra phản ứng (1) với hiệu suất 100% thì giải phóng một lượng nhiệt là

A. 8,27 kJ.

B. 49,6 kJ.

C. 12,4 kJ.

D. 74,4 kJ.

(Các số liệu cần thiết tra trong Phụ lục 3, SGK Hóa học 10, Cánh Diều.)

Lời giải:

a) Fe+32O3s+C+2OgFe0s+C+4O2g

2×3×Fe+3+3eFe0C+2C+4+2e

Phương trình hóa học: Fe2O3(s) + 3CO(g) → 2Fe(s) + 3CO2(g)

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:

ΔrH2980=3×ΔfH2980(CO2(g))+2×ΔfH2980(Fe(s))3×ΔfH2980(CO(g))ΔfH2980(Fe2O3(s))=3×(393,5)+2×03×(110,5)(824,2)=24,8(kJ).

b) Đáp án đúng là: A

Fe2O3(s) + 3CO(g) → 2Fe(s) + 3CO2(g)

Theo phương trình hóa học ta có CO hết, Fe2O3 dư, tính toán theo mol CO.

Từ 1 mol Fe2O3 và 1 mol CO, giả sử chỉ xảy ra phản ứng (1) với hiệu suất 100% thì giải phóng một lượng nhiệt là

24,83=8,27(kJ).

Bài 15.7 trang 46 sách bài tập Hóa học 10: Ở điều kiện chuẩn, 2 mol nhôm tác dụng vừa đủ với khí chlorine tạo ra muối aluminium chloride và giải phóng một lượng nhiệt 1 390,81 kJ.

a) Viết và cân bằng phương trình hóa học của phản ứng. Đây có phải là phản ứng oxi hóa – khử không? Vì sao?

b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng bằng bao nhiêu? Phản ứng trên thu nhiệt hay tỏa nhiệt?

c) Tính lượng nhiệt được giải phóng khi 10 gam AlCl3 được tạo thành.

d) Nếu muốn tạo ra được 1,0 kJ nhiệt lượng cần bao nhiêu gam Al phản ứng?

Lời giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

2Al(s) + 3Cl2(g) → 2AlCl3(g)

Đây là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử trong phản ứng.

2Al0s+3Cl02g2Al+3Cl13g

b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: ΔrH2980=1390,81kJ<0

Phản ứng trên tỏa nhiệt.

c) Cứ 1 mol AlCl3 tạo thành giải phóng:

1390,812=695,405kJ

Lượng nhiệt được giải phóng khi 10 gam AlCl3 được tạo thành là:

10133,5×695,405=52,09(kJ).

d) Cứ 1 mol Al phản ứng giải phóng:

1390,812=695,405kJ

Nếu muốn tạo ra được 1,0 kJ nhiệt lượng cần khối lượng Al phản ứng là:

1695,405×27=0,03888(gam).

Đánh giá

0

0 đánh giá