Tiếng Việt lớp 2 trang 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111 Bài 13: Yêu kính ông bà – Cánh diều

798

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111 Bài 13: Yêu kính ông bà sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Chia sẻ và đọc, Viết, Đọc, Nói và nghe, Tự đọc sách báo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111 Bài 13: Yêu kính ông bà

Tiếng Việt lớp 2 trang 104, 105, 106 Bà nội, bà ngoại 

Chia sẻ

Đọc và thảo luận: 

Chăm sóc ông bà

Ông bà là người cao tuổi, cần sự chăm sóc và tự chăm sóc đặc biệt.

Bà nội, bà ngoại Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 2 trang 104 Câu hỏi: Em có thể làm gì để giúp ông bà khỏe mạnh?

Gợi ý:

- Đọc cho ông bà nghe bài em vừa đọc.

- Nhắc ông bà thực hiện những điều trên.

- Quan tâm, trò chuyện với ông bà.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các thông tin trong tranh rồi suy nghĩ xem làm sao để truyền tải những thông tin đó tới ông bà.

Lời giải:

Những việc em có thể làm để giúp ông bà khỏe mạnh là:

- Nói với ông bà về sự cần thiết của việc ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động và khám sức khỏe đều đặn.

- Thường xuyên nói chuyện và quan tâm ông bà

- Giúp đỡ ông bà những việc mà mình có thể làm

Đọc

Bà nội, bà ngoại

(Trích)

Bà ngoại bên quê mẹ

Bà nội bên quê cha.

Cháu yêu cha, yêu mẹ

Và thương cả hai bà.

 

Bà ngoại chăm làm vườn

Vườn bà bao nhiêu chuối

Yêu cháu, bà trồng na

Chẳng nghĩ mình cao tuổi.

 

Tết, cháu về quê nội

Biết là bà ngoại mong

Theo mẹ sang bên ngoại

Lại thương bà nội trông.

 

Hai bà hai nguồn sông

Cho phù sa đời cháu

Hai miền quê yêu dấu

Cháu nhớ về thiết tha.

                     Nguyễn Hoàng Sơn

Bà nội, bà ngoại Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 2)

- Phù sa: đất, cát mịn và có nhiều chất màu, cuốn trôi theo dòng nước hoặc lắng đọng lại ở các bờ sông, bãi bồi.

- Na (mãng cầu): cây ăn quả, trồng 4 – 5 năm mới cho nhiều quả.

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 105 Câu 1: Bài thơ là lời của ai nói về ai?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ kết hợp với quan sát tranh.

Lời giải:

Bài thơ là lời của cháu nói về bà nội và bà ngoại.

Tiếng Việt lớp 2 trang 105 Câu 2: Tìm những hình ảnh nói lên tình yêu thương của hai bà dành cho cháu:

a) Ở khổ thơ 2

b) Ở khổ thơ 3

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ 2 và 3.

Lời giải:

Những hình ảnh nói lên tình yêu thương của hai bà dành cho cháu đó là:

a) Ở khổ thơ 2: “Yêu cháu bà trồng na / Chẳng nghĩ mình cao tuổi.”

b) Ở khổ thơ 3: “Về quê nội - Bà ngoại mong”, “Sang bên ngoại – bà nội trông”

Tiếng Việt lớp 2 trang 106 Câu 3: Mỗi câu thơ dưới đây nói lên tình cảm gì của cháu đối với hai bà? Ghép đúng:

Bà nội, bà ngoại Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các ý để ghép nối sao cho phù hợp.

Lời giải:

Bà nội, bà ngoại Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 4)

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 106 Câu 1: Tìm các từ ngữ chỉ tình cảm bà cháu trong một khổ thơ.

M: “Cháu thương cả hai bà”. (Khổ thơ 1)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các khổ thơ.

Lời giải:

- Khổ 1: Và thương cả hai bà

- Khổ 2: Yêu cháu, bà trồng na

- Khổ 3: Biết là bà ngoại mong / Lại thương bà nội trông

- Khổ 4: Cháu nhớ về thiết tha

Tiếng Việt lớp 2 trang 106 Câu 2: Em cần thêm dấu phẩy vào chỗ nào trong các câu sau?

a. Tuần nào bố mẹ cũng cho em đến thăm ông bà nội ông bà ngoại.

b. Em giúp ông bà quét nhà nhặt rau cho gà ăn.

Phương pháp giải:

a. Em đặt dấu phẩy để ngăn các các từ cùng chỉ sự vật.

b. Em đặt dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng chỉ hoạt động

Lời giải:

a. Tuần nào bố mẹ cũng cho em đến thăm ông bà nội, ông bà ngoại.

b. Em giúp ông bà quét nhà, nhặt rau, cho gà ăn.

Tiếng Việt lớp 2 trang 106, 107 Bà nội, bà ngoại. Chữ hoa L

Tiếng Việt lớp 2 trang 106 Câu 1: Nghe - viết: Bà nội, bà ngoại (2 khổ thơ đầu)

Bà nội, bà ngoại

Bà ngoại bên quê mẹ

Bà nội bên quê cha.

Cháu yêu cha, yêu mẹ

Và thương cả hai bà.

 

Bà ngoại chăm làm vườn

Vườn bà bao nhiêu chuối

Yêu cháu, bà trồng na

Chẳng nghĩ mình cao tuổi.

Tiếng Việt lớp 2 trang 106 Câu 2: Tìm các từ có tiếng:

a) Bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:

- Giữ kín, không cho ai biết.

- Hát nhẹ nhàng cho trẻ ngủ.

- Vết tích còn lại của sự vật, sự việc.

Bà nội, bà ngoại. Chữ hoa L Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

b) Chứa vần ec hoặc et, có nghĩa như sau:

- Bánh làm bằng gạo nếp có nhân đậu xanh, thịt mỡ, hình ống, thường làm vào dịp Tết

- Xe có bồn chở dầu, nước,...

- Xe cộ đông đúc, không đi lại được.

Bà nội, bà ngoại. Chữ hoa L Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ để tìm đáp án chính xác.

Lời giải:

a) Bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:

- Giấu kín: Giữ kín, không cho ai biết.

- Hát ru: Hát nhẹ nhàng cho trẻ ngủ.

- Dấu vết: Vết tích còn lại của sự vật, sự việc.

b) Chứa vần ec hoặc et, có nghĩa như sau:

- Bánh tét: Bánh làm bằng gạo nếp có nhân đậu xanh, thịt mỡ, hình ống, thường làm vào dịp Tết

- Xe téc: Xe có bồn chở dầu, nước,...

- Kẹt xe: Xe cộ đông đúc, không đi lại được.

Tiếng Việt lớp 2 trang 107 Câu 3: Thi tìm nhanh:

a) - 2 tiếng bắt đầu bằng r

- 2 tiếng bắt đầu bằng d

- 2 tiếng bắt đầu bằng gi

b) - 2 tiếng có vần ec.

- 2 tiếng có vần et.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ gợi ý để tiếng phù hợp.

Lời giải:

a.

- 2 tiếng bắt đầu bằng r: rơi, ra, rổ, rác, râu,...

- 2 tiếng bắt đầu bằng d: diều, dấu, da, diễn, dạo,...

- 2 tiếng bắt đầu bằng gi: gió, gia, giá, giả, giao, giờ,...

b.

- 2 tiếng có vần ec: tấm séc, cù léc,...

- 2 tiếng có vần et: hạng bét, đất sét, sấm sét, gào thét,...

Tiếng Việt lớp 2 trang 107 Câu 4: Tập viết

a) Viết chữ hoa L

Bà nội, bà ngoại. Chữ hoa L Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 3)

b) Viết ứng dụng: Luôn luôn yêu kính ông bà.

Lời giải:

- Cấu tạo: gồm nét móc ngược trái, nét thẳng, nét xiên phải, nét móc ngược phải.

- Cách viết: Đặt bút trên ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 4, viết một nét lượn dọc theo ĐK dọc 2, viết tiếp luôn nét thắt và lượn ngang, dừng bút trên ĐK dọc 3, dưới ĐK ngang 2 (Lưng nét cong trái chạm ĐK dọc 1; Chỗ bắt đầu viết nét lượn dọc phải ngang bằng với điểm đặt bút).

Tiếng Việt lớp 2 trang 107, 108, 109 Vầng trăng của ngoại 

Bài đọc

Vầng trăng của ngoại

Vầng trăng của ngoại Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

1. Nghỉ hè, ba má cho chị em My về quê với ông ngoại nửa tháng. Sáng sớm, My và Bin được tiếng gáy của chú gà trống đánh thức. Hai chị em vùng dậy, gấp chăn màn thật nhanh, rồi ra sân tập thể dục với ông.

Ăn sáng xong, ba ông cháu ra vườn, quét lá rụng, vun gốc cây, tìm những trái cây chín vàng.

Buổi tối, ba ông cháu kê chõng tre ra sân. Ông dạy chị em My tìm các vì sao trên trời. Mãi đến khuya, hai chị em mới chịu vào nhà và lập tức chìm vào giấc ngủ.

2. Có đêm, My chợt tỉnh giấc, thấy một quầng sáng bên bàn. Mắt nhắm mắt mở, cô bé gọi:

- Ngoại ơi, trăng này!

Ông ngoại dịu dàng:

- Ngủ đi con! Đèn bàn của ông đấy mà.

My tỉnh hẳn. Cô bé nhìn chiếc đèn được che cẩn thận. Hoá ra ông đang khâu lại cái quần của cu Bin bị rách. Cô bé mỉm cười:

- Ngoại ơi, hoá ra đấy là vầng trăng của ngoại!

Theo LÊ THANH NGA

- Chõng: đồ dùng bằng tre nứa, để nằm hoặc ngồi, hình dáng giống cái giường nhưng hẹp và thấp hơn.

- Quầng sáng: vùng sáng toả rộng quanh một vật phát sáng trong đêm.

- Ngoại: ông ngoại hoặc bà ngoại (gọi tắt).

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 108 Câu 1: Nghỉ hè, ba má cho chị em My về quê ở với ai?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.

Lời giải:

Nghỉ hè, ba má cho chị em My về quê ở với ông ngoại.

Tiếng Việt lớp 2 trang 108 Câu 2: Hằng ngày, ba ông cháu làm gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.

Lời giải:

Những việc mà ba ông cháu đã làm hằng ngày là:

- Ban ngày: thức dậy, gấp chăn màn, tập thể dục, ăn sáng, chăm sóc vườn cây (quét lá rụng, vun gốc cây, tìm những trái cây chín vàng)

- Buổi tối: kê chõng tre ra sân ngồi tìm những vì sao

Tiếng Việt lớp 2 trang 108 Câu 3: Quầng sáng My nhìn thấy khi tỉnh giấc là gì? Chọn ý đúng:

a) Vầng trăng lọt vào nhà.

b) Ánh trăng chiếu vào nhà.

c) Ánh sáng từ chiếc đèn bàn của ông.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai.

Lời giải:

Quầng sáng My nhìn thấy khi tỉnh giấc là ánh sáng từ chiếc đèn bàn của ông.

Chọn đáp án: c

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 108 Câu 1: Đặt một câu nói về tình cảm của ông với hai cháu thể hiện qua câu chuyện trên.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

- Ông ngoại rất thương hai cháu.

- Ông ngoại rất quan tâm và chăm sóc hai cháu.

Tiếng Việt lớp 2 trang 108 Câu 2: Dùng từ chỉ đặc điểm, nêu nhận xét của em về câu nói của bạn My:

“Ngoại ơi, hoá ra đấy là vầng trăng của ngoại!”.

(M) Câu nói của bạn My rất hay!

Phương pháp giải:

Em hoàn thành bài tập dựa vào mẫu.

Lời giải:

- Câu nói của bạn My thật dễ thương!

- Câu nói của bạn My thật đáng yêu!

Tiếng Việt lớp 2 trang 109 Câu 3: Dấu câu nào phù hợp với ô trống: dấu chấm hay dấu chấm hỏi?

Trung mới vào lớp 1 nên chưa biết viết□ Em nhờ chị viết giúp lá thư thăm ông bà□ Chị viết xong, hỏi:

- Em còn muốn thêm gì nữa không□

- Chị viết thêm cho em: Cháu xin lỗi ông bà vì chữ cháu còn xấu ạ.

Phương pháp giải:

- Dấu chấm đặt cuối câu kể sự việc.

- Dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi.

Lời giải:

Trung mới vào lớp 1 nên chưa biết viết. Em nhờ chị viết giúp lá thư thăm ông bà. Chị viết xong, hỏi:

- Em còn muốn thêm gì nữa không?

- Chị viết thêm cho em: Cháu xin lỗi ông bà vì chữ cháu còn xấu ạ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 109 Vầng trăng của ngoại

Tiếng Việt lớp 2 trang 109 Câu 1: Kể từng đoạn của câu chuyện Vầng trăng của ngoại theo tranh:

Vầng trăng của ngoại Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và đọc gợi ý dưới từng tranh để kể lại.

Lời giải:

* Đoạn 1 – Tranh 1:

Nghỉ hè, ba má cho chị em My và Bin về ở với ông ngoại nửa tháng. Hằng ngày, cứ nghe thấy tiếng gà trống gáy là hai chị em thức dậy. My và Bin nhanh chóng gập chăn màn rồi ra sân tập thể dục với ông.

* Đoạn 2 – Tranh 2:

Ăn sáng xong, ba ông cháu cùng chăm sóc cây trong vườn. Người quét lá, người vun gốc cây người tìm những trái cây chín vàng.

* Đoạn 3 – Tranh 3:

Tối đến, ba ông cháu cùng kê chõng ra sân ngồi. Ông dạy My và Bin tìm những vì sao. Tới khuya, hai chị em mới chịu vào nhà đi ngủ.

* Đoạn 4 – Tranh 4:

Một tối, My đang ngủ chợt tỉnh dậy. Cô bé nhìn thấy quầng sáng trên bàn, bèn hỏi ông:

- Ngoại ơi, trăng này.

Ông ngoại dịu dàng đáp:

- Ngủ đi con! Đèn bàn của ông đấy con.

My dụi dụi đôi mắt. Cô bé nhìn kĩ hơn vào quầng sáng trên bàn. Một chiếc đèn được che cẩn thận. Bên cạnh là ông ngoại đang cẩn thận tỉ mỉ khâu lại chiếc quần rách cho em Bin. My xúc động mỉm cười nói:

- Ngoại ơi, hóa ra đây là vầng trăng của ngoại!

Tiếng Việt lớp 2 trang 109 Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện

Phương pháp giải:

Em dựa vào phần kể theo tranh ở câu 1 để kể lại toàn bộ câu chuyện.

Lời giải:

Nghỉ hè, ba má cho chị em My và Bin về ở với ông ngoại nửa tháng. Hằng ngày, cứ nghe thấy tiếng gà trống gáy là hai chị em thức dậy. My và Bin nhanh chóng gập chăn màn rồi ra sân tập thể dục với ông.

Ăn sáng xong, ba ông cháu cùng chăm sóc cây trong vườn. Người quét lá, người vun gốc cây người tìm những trái cây chín vàng.

Tối đến, ba ông cháu cùng kê chõng ra sân ngồi. Ông dạy My và Bin tìm những vì sao. Tới khuya, hai chị em mới chịu vào nhà đi ngủ.

Một tối, My đang ngủ chợt tỉnh dậy. Cô bé nhìn thấy quầng sáng trên bàn, bèn hỏi ông:

- Ngoại ơi, trăng này.

Ông ngoại dịu dàng đáp:

- Ngủ đi con! Đèn bàn của ông đấy con.

My dụi dụi đôi mắt. Cô bé nhìn kĩ hơn vào quầng sáng trên bàn. Một chiếc đèn được che cẩn thận. Bên cạnh là ông ngoại đang cẩn thận tỉ mỉ khâu lại chiếc quần rách cho em Bin. My xúc động mỉm cười nói:

- Ngoại ơi, hóa ra đây là vầng trăng của ngoại!

Tiếng Việt lớp 2 trang 110 Viết về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà

Tiếng Việt lớp 2 trang 110 Câu 1: Kể một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

Gợi ý:

- Việc đó là việc gì?

- Em làm việc đó như thế nào?

- Ông bà khen em thế nào?

- Em đáp lại lời khen của ông bà thế nào?

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để kể.

Lời giải:

- Em đấm lưng ông bà

- Em làm việc đó vào buổi tối trước khi ông bà đi ngủ

- Ông bà khen em rằng: “Cháu của ông bà ngoan quá! Ông bà đỡ mỏi lưng hơn là nhờ cháu đó.”

- Em đáp lại lời khen của ông bà: “Dạ không có gì đâu ạ. Ông bà vui và đỡ mệt là được ạ.”

Tiếng Việt lớp 2 trang 110 Câu 2: Dựa vào những điều vừa kể, viết 4 – 5 câu về một việc em đã làm thế hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

Viết về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em dựa vào phần em đã kể ở bài 1.

Lời giải:

Em thường thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà thông qua những việc làm nhỏ bé hằng ngày. Ông bà em đã già nên thường xuyên bị đau lưng. Tối nào trước khi đi ngủ, em cũng đấm lưng cho ông bà. Mỗi lúc như thế, ông bà thường rất vui. Ông bà khẽ xoa đầu em và nói rằng: “Cháu của ông bà ngoan quá! Ông bà đỡ mỏi lưng hơn là nhờ cháu đó.” Em cũng rất vui vì đã làm được một việc dù là bé nhỏ để ông bà vui lòng. Em thường đáp lại lời khen của ông bà là: “Dạ không có gì đâu ạ. Ông bà vui và đỡ mệt là được ạ.”

Tiếng Việt lớp 2 trang 110, 111 Quà tặng ông bà

Tiếng Việt lớp 2 trang 110 Câu 1: Em hãy làm một món quà tặng ông bà.

Gợi ý:

- Làm một tấm thiếp, trang trí bằng ảnh hoặc tranh vẽ ông (bà),...

- Làm một sản phẩm thủ công từ đất sét nặn, tranh cắt dán,...

- Viết lời tặng, lời chúc ông (bà) gắn vào sản phẩm.

Quà tặng ông bà Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em làm theo phần gợi ý.

Lời giải:

Ví dụ: Viết lời chúc gắn vào sản phẩm tặng ông bà:

Ông nội kính yêu của cháu,

Cháu chúc ông sinh nhật 70 tuổi thật vui vẻ! Cháu mong ông luôn mạnh khỏe và vui vẻ! Cháu sẽ chăm ngoan và nghe lời ông hơn nữa ạ!

Cháu của ông

Quốc Tuấn

Tiếng Việt lớp 2 trang 111 Câu 2: Các nhóm trưng bày và giới thiệu sản phẩm

M:

Quà tặng ông bà Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 2)

Quà tặng ông bà Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 3)

Lời giải:

Em thực hiện hoạt động trên lớp.

Tiếng Việt lớp 2 trang 111 Câu 3: Cả lớp bình chọn những sản phẩm đẹp, có nội dung hay. Mang món quà của em về tặng ông bà.

Lời giải:

Em làm theo yêu cầu của bài.

Tiếng Việt lớp 2 trang 111 Em đã biết những gì, làm được những gì

Tiếng Việt lớp 2 trang 111 Câu hỏi

Đề bài: Sau Bài 12 và Bài 13, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì? Hãy tự đánh giá theo bảng dưới đây:

Em đã biết những gì, làm được những gì Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Em tự mình đánh giá theo quá trình học trên thực tế.

Đánh giá

0

0 đánh giá