Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 84, 85 Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo) Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi vở bài tập Toán 3 Bài Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo) từ đó học tốt môn Toán lớp 3.
Giải vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 84, 85 Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo) | Cánh diều
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 84 Bài 1: Tính:
a) 7 + 43 × 2
b) 8 + 15 : 3
c) 312 × 2 – 5
d) 900 : 3 – 20
Lời giải
Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
a) 7 + 43 × 2
= 7 + 86
= 93
b) 8 + 15 : 3
= 8 + 5
= 13
c) 312 × 2 – 5
= 624 – 5
= 619
d) 900 : 3 – 20
= 300 – 20
= 280
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 84 Bài 2: Nối mỗi biểu thức sau với giá trị đúng của nó.
Lời giải
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
Ta thực hiện tính toán các phép tính và nối với kết quả phù hợp
Ta có:
5 × 9 – 2 = 45 – 2 = 43
80 : 8 + 30 = 10 + 30 = 40
20 + 7 × 3 = 20 + 21 = 41
72 – 6 × 10 = 72 – 60 = 12
30 : 5 × 6 = 6 × 6 = 36
115 – 72 + 9 = 43 + 9 = 52
Từ các kết quả trên, ta có thể nối như sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 84 Bài 3: Kiểm tra cách tính giá trị của các biểu thức sau (đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống), nếu sai hãy sửa lại cho đúng:
Sửa lại các câu sai:
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Lời giải
Sửa lại các câu sai:
Cách tính của câu a và d không chính xác do không thực hiện theo nguyên tắc: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
Ta có thể sửa lại như sau:
a) 50 + 50 × 8 = 50 + 400
= 450
d) 300 – 100 : 5 = 300 – 20
= 280
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 85 Bài 4: Mỗi bao thóc cân nặng 20 kg, mỗi bao ngô cân nặng 30 kg. Hỏi 4 bao thóc và 1 bao ngô cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Lời giải
Tóm tắt 1 bao thóc: 20 kg 1 bao ngô: 30 kg 4 bao thóc, 1 bao ngô: … kg? |
Bài giải 4 bao thóc và 1 bao ngô cân nặng số ki – lô – gam là: 20 × 4 + 30 = 110 (kg) Đáp số: 110 ki-lô-gam. |
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 85 Bài 5: Viết các biểu thức sau rồi tính giá trị của mỗi biểu thức:
a) 87 trừ đi 4 rồi cộng với 40.
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
b) 7 nhân 6 rồi trừ đi 2.
Lời giải
Viết các biểu thức và tính giá trị các biểu thức theo nguyên tắc:
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
Xem thêm các bài giải vở bài tập Toán lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.