Tay trái và tay phải trang 51, 52, 53, 54 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 (Kết nối tri thức)

521

Với soạn bài Tay trái và tay phải trang 51, 52, 53, 54  Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 (Kết nối tri thức) hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt tiếng Việt lớp 3.

Tay trái và tay phải trang 51, 52, 53, 54 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Đọc: Tay trái và tay phải trang 51, 52

* Khởi động:

Câu hỏi trang 51 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể tên một số trò chơi có ít nhất 2 người tham gia.

Kể tên một số trò chơi có ít nhất 2 người tham gia (ảnh 1)

Trả lời: Trò chơi bập bênh, kéo co, ô ăn quan, rồng rắn lên mây, nhảy dây, trốn tìm, bịt mắt bắt dê, …

* Đọc văn bản:

Tay trái và tay phải

Đọc: Tay trái và tay phải trang 52, 53 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thứcĐọc: Tay trái và tay phải trang 52, 53 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

* Nội dung chính: Bài đọc “Tay trái và tay phải” kể về câu chuyện giữa 2 người bạn thân tay trái và tay phải. Trong một lần tay phải xách một chiếc túi nặng, mệt quá nên trách tay trái chỉ cần làm việc nhẹ nhàng còn việc nặng nhọc tay phải làm hết. Nghe vậy tay trái rất buồn và giận tay trái, tự nhủ sẽ không giúp việc gì nữa. Sáng hôm sau, rất nhiều việc không có tay trái làm cùng thì tay phải gặp khó khăn rất nhiều. Tay phải rất hối hận, liền xin lỗi tay trái. Thế là tay trái và tay phải lại cùng nhau làm việc và hoàn thành một cách nhanh chóng.

* Từ ngữ:

- Khuy áo: cúc áo

- Loay hoay: làm việc gì đó một cách khó khăn, chật vật, mất nhiều thời gian.

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tay phải trách tay trái chuyện gì?

Trả lời:

Tay phải trách tay trái thật là sướng, chẳng phải làm việc gì nặng nhọc, còn tay phải thì phải làm hết mọi việc.

Câu 2 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 3: Không có tay trái giúp đỡ, tay phải gặp những gì khó khăn?

Không có tay trái giúp đỡ, tay phải gặp những gì khó khăn (ảnh 2)

Trả lời:

Không có tay trái giúp đỡ, tay phải gặp phải rất nhiều khó khăn:

- Khi đánh răng, tay phải bận cầm bàn chải nên không sao cầm được cốc nước.

- Tay phải loay hoay cài khuya áo với một tay rất khó khăn.

- Khi vẽ tranh thì chỉ có một tay cầm bút màu, không có tay nào để giữ giấy.

Câu 3 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 3: Câu văn nào thể hiện suy nghĩ và hành động của tay phải khi làm việc một mình?

Trả lời:

Câu văn thể hiện suy nghĩ và hành động của tay phải khi làm việc một mình là:

- Sáng hôm sau, tay phải thực hiện nhiệm vụ đánh răng. Nhưng tay trái đã giận tay phải mất rồi. Tay phải bận cầm bàn chải nên không sao cầm được cốc nước nữa.

- Đến lúc cài khuy áo, cũng thật khó khăn, cứ phải loay hoay với một tay.

- Khi cần vẽ tranh thì hết chịu nổi! Chỉ có một tay cầm bút màu, không có tay nào để giữ giấy.

Câu 4 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tay phải nhận ra điều gì khi làm việc cùng tay trái.

Trả lời:

Khi làm việc cùng tay trái, tay phải nhận ra rằng cả hai đều quan trọng như nhau, nếu không có tay trái thì có nhiều cái, tay phải không thể nào làm được.

Câu 5 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 3: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

Trả lời:

Câu chuyện muốn nói với chúng ta rằng trong cuộc sống, ai cũng có vị trí quan trọng như nhau, phải biết hợp tác, hỗ trợ, đoàn kết, giúp đỡ lần nhau trong mọi hoàn cảnh thì mọi việc mới có thể thành công hoàn thành một cách suôn sẻ, nhanh chóng và chính xác.

Đọc mở rộng trang 53

Câu 1 trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ về một việc làm tốt và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Đọc mở rộng trang 54 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên bài: Người ăn xin

Tên cuốn sách: Những câu chuyện hay

Tác giả: Tuốc-ghê-nhép

Việc làm tốt: cậu bé đã giúp ông lão cảm thấy ám áp, bớt cô đơn trong mùa đông lạnh giá khi trao cho ông món quà tinh thần, hơi ấm từ đôi bàn tay, sự tử tế của tình người.

Nhân vật: cậu bé, ông lão ăn xin

Mức độ yêu thích: 5 sao

Câu 2 trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chia sẻ với bạn về việc làm tốt của nhân vật trong bài đã học.

Trả lời:

Trong câu chuyện người ăn xin, cậu bé nhìn thấy một người ăn xin rách rưới đứng trên đường phố, chìa tay cầu xin cậu bé giúp đỡ. Thế nhưng cậu bé chẳng có một đồng nào để cho ông. Chi tiết thú vị ở câu chuyện này là tuy không có gì cho ông nhưng cậu đã nắm lấy bàn tay cằn cỗi của ông, trình bày hoàn cảnh của mình và trao tặng cho ông món quà tinh thần là chút hơi ấm của tình người trong mùa đông giá rét này. Ông lão rất cảm động và mỉm cười cảm ơn hành động tử tế của cậu bé tốt bụng.

Luyện tập trang 53, 54

* Luyện từ và câu:

Câu 1 trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 3: Dấu câu nào dùng để đánh dấu đối thoại của các nhân vật trong đoạn văn dưới đây?

Luyện tập trang 54, 55 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Dấu câu dùng để đánh dấu đối thoại của các nhân vật trong đoạn văn là: dấu hai chấm và dấu ngoặc kép

Câu 2 trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 3: Ghép ý ở cột A với ý phù hợp ở cột B để tạo câu.

Luyện tập trang 54, 55 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Luyện tập trang 54, 55 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Câu 3 trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 3: Dựa theo tranh, đặt và trả lời câu hỏi bằng gì.

a. Hỏi – đáp về chất liệu

M: - Cái túi được làm bằng gì?

- Cái túi được làm bằng giấy.

Luyện tập trang 54, 55 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Tranh 2: - Cái khăn quàng cổ được làm bằng gì?

- Cái khăn quàng cổ được làm bằng len.

Tranh 3: - Cái mũ được làm bằng gì?

- Cái mũ được làm bằng vải.

Tranh 4: - Cái quạt được làm bằng gì?

- Cái quạt được làm bằng nan tre.

b. Hỏi - đáp về công cụ.

M: - Bạn nhỏ đánh răng bằng gì?

- Bạn nhỏ đánh răng bằng bàn chải.

Luyện tập trang 54, 55 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Tranh 2: - Bạn nhỏ viết lên bảng bằng gì?

- Bạn nhỏ viết lên bảng bằng phấn.

Tranh 3: - Bạn nhỏ vẽ tranh bằng gì?

- Bạn nhỏ vẽ tranh bằng cọ.

Tranh 4: - Bạn nhỏ viết bài bằng gì?

- Bạn nhỏ viết bài bằng bút.

Luyện viết đoạn trang 54

Câu 1 trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc.

Gợi ý:

- Tên bài đọc là gì?

- Nhân vật được nói đến là ai?

- Nhân vật đó có đặc điểm (hình dáng, lời nói, tính nết, …) thế nào?

- Em thích (hoặc không thích) điều gì ở nhân vật đó? Vì sao?

Trả lời:

Câu chuyện cổ tích “Chàng quân tử”, nhân vật được nói đến là một anh chàng nghèo sống một thân một mình, anh thường ăn ở nhân đức với mọi người, lòng nhân đức của anh còn ban phát đến cả giống vật. Bởi thế người ta gọi anh là Quân Tử. Trong nhà có bao nhiêu của cải, anh đều lần lượt đem giúp đỡ người nguy kẻ khó, còn mình thì sống rất đạm bạc. Đến cả những con chuột, con ruồi đã phá hoại đồ đạc của anh nhưng anh không hề giết chúng mà chỉ nhẹ nhàng thả chúng đi. Em rất thích nhân vật Quân Tử trong câu chuyện vì nhân vật đó rất tốt bụng và có lòng nhân hậu, biết yêu thương con người và cả động vật.

Câu 2 trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trao đổi bài làm trong nhóm để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay.

Trả lời:

- Chia sẻ đoạn văn với các bạn trong lớp.

- Lắng nghe các góp ý của bạn để chỉnh sửa bài một cách hoàn chỉnh nhất.

Vận dụng trang 54

Câu hỏi trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hỏi người thân về chất liệu của một số đồ dùng trong nhà.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 11: Chuyện bên cửa sổ

Bài 13: Mèo đi câu cá

Bài 14: Học nghề

Bài 15: Ngày như thế nào là đẹp

Bài 16: A lô, tớ đây

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá