Tiết 3, 4: Đánh giá và luyện tập tổng hợp Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều

461

Trả lời các câu hỏi phần Tiết 3, 4: Đánh giá và luyện tập tổng hợp Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 2.

Giải bài tập Tiết 3, 4: Đánh giá và luyện tập tổng hợp

Phần A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

Phần B. Đọc và làm bài tập

Trên chiếc bè

1. Tôi và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ. Chúng tôi ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường.

Tiết 3, 4: Đánh giá và luyện tập tổng hợp Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Ngày kia, đến một bờ sông, chúng tôi ghép babốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng.

2. Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên bờ sông, Cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới. Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi. Những ả cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo. Đàn săn sắt và cá thầu dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước.

Theo TÔ HOÀI

- Ngao du thiên hạ: đi dạo chơi khắp nơi.

- Bèo sen (bèo Nhật Bản, bèo lục bình): loại bèo có cuống lá phồng lên thành phao nổi.

- Bái phục: phục hết sức.

- Lăng xăng: làm ra vẻ bận rộn, vội vã.

- Váng: (âm thanh) rất to, đến mức chói tai.

Tiếng Việt lớp 2 trang 154 Câu 1: Đôi bạn trong câu chuyện trên đi đâu?

Phương pháp giải:

Em chú ý đọc đoạn 1.

Lời giải:

Đôi bạn trong câu chuyện trên rủ nhau đi ngao du thiên hạ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 154 Câu 2: Chiếc bè của đôi bạn được làm bằng gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn thứ 1, chú ý phần cuối.

Lời giải:

Chiếc bè của đôi bạn được làm bằng lá bèo sen.

Tiếng Việt lớp 2 trang 154 Câu 3: Cảnh vật trên đường đi đẹp và mới lạ như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2.

Lời giải:

Cảnh vật trên đường đi đẹp và mới lạ:

- Nước trong vắt trông thấy cả cuội trắng tinh dưới đáy

- Hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới

Tiếng Việt lớp 2 trang 154 Câu 4: Những từ ngữ nào cho thấy đôi bạn được gọng vó, cua kềnh, cá săn sắt, cả thầu dầu rất khâm phục và quý mến?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứy đôi bạn được gọng vó, cua kềnh, cá săn sắt, cá thầu dầu rất khâm phục và quý mến là: bái phục nhìn theo, âu yếm 2.

Lời giải:

Những từ ngữ cho thấ ngó theo, lăng xăng, cố bơi theo, hoan nghênh váng cả mặt nước.

Tiếng Việt lớp 2 trang 154 Câu 5: Em cần đặt thêm 2 dấu chấm còn thiếu vào những chỗ nào trong đoạn văn sau? Chữ đầu câu cần viết thế nào?

Dế Mèn là nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí một lần, Dế Mèn cứu thoát Dế Trũi sau đó, hai chú dế kết bạn. Dế Mèn cùng Dế Trãi đi ngao du thiên hạ để mở mang hiểu biết.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

Dế Mèn là nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Một lần, Dế Mèn cứu thoát Dế Trũi. Sau đó, hai chú dế kết bạn. Dế Mèn cùng Dế Trãi đi ngao du thiên hạ để mở mang hiểu biết.

Tiếng Việt lớp 2 trang 154 Câu 6: Nghe - viết: Trên chiếc bè (từ “Mùa thu...” đến “... luôn luôn mới.”)

Trên chiếc bè

Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên bờ sông, Cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tiếng Việt lớp 2 trang 142 Tiết 1, 2: Đánh giá và luyện tập tổng hợp...

Tiếng Việt lớp 2 trang 144 Tiết 5, 6: Đánh giá và luyện tập tổng hợp...

Tiếng Việt lớp 2 trang 144, 145 Tiết 7, 8: Đánh giá và luyện tập tổng hợp....

Tiếng Việt lớp 2 trang 146, 147 Tiết 9, 10: Đánh giá kĩ năng đọc hiểu và viết...

Đánh giá

0

0 đánh giá