Giải SGK Tin học lớp 10 Bài 2: Một số kĩ thuật thiết kế sử dụng vùng chọn, đường dẫn và các lớp ảnh | Cánh diều

455

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải SGK Tin học lớp 10 Bài 2: Một số kĩ thuật thiết kế sử dụng vùng chọn, đường dẫn và các lớp ảnh| Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Tin học 10 từ đó học tốt môn Tin học 10:

SGK Tin học lớp 10 Bài 2: Một số kĩ thuật thiết kế sử dụng vùng chọn, đường dẫn và các lớp ảnh | Cánh diều

Giải Tin học 10 trang 153

Khởi động trang 153 Tin học 10: Khi thiết kế một sản phẩm đồ họa có nên đưa tất cả các đối tượng vào cùng một lớp ảnh không? Tại sao?

Lời giải:

Khi thiết kế một đối tượng đồ hoạ mới, chúng mặc định được tạo trên lớp đã chọn. Cùng với lớp, chúng tạo thành một đối tượng hợp nhất nên khó chỉnh sửa từng đối tượng. Do đó, mỗi đối tượng nên được tạo trên một lớp riêng.

Hoạt động 1 trang 153 Tin học 10: Trong logo “Cờ cổ động” (Hình 1a), một bạn vô tình thay đổi thứ tự một lớp ảnh của logo làm lá cờ trên logo bị biến mất (Hình 1c). Thứ tự mới của các lớp ảnh như Hình 1b. Em hãy đoán xem bạn đó thay đổi thứ tự lớp ảnh nào. Thứ tự ban đầu của nó là gì?

 (ảnh 1)

Lời giải:

Bạn đó thay đổi lớp màu logo và lớp Lá cờ.

Thứ tự ban đầu của nó là:

Chi đoàn 10A5

Cán cờ

Ngôi sao

Lá cờ

Màu logo

Khung

Background

Hoạt động 2 trang 158 Tin học 10: Hãy tìm hiểu về các thao tác cơ bản đối với đường dẫn. Từ đó cho biết: Trong các hình bên, em vẽ được những hình nào? Hãy trình bày cách vẽ chúng.

Hãy tìm hiểu về các thao tác cơ bản đối với đường dẫn

Lời giải:

Cách vẽ:

- Chuyển đổi giữa đường dẫn và vùng chọn bằng lệnh Select\From Path (hoặc nháy vào nút lệnh Select From path trong bảng tuỳ chọn). Để chuyển một vùng chọn thành đường dẫn thực hiện lệnh Select\To Path.

- Tạo nét vẽ theo đường dẫn bằng cách nháy chuột vào nút lệnh Stroke path ở bảng tuỳ chọn và nhập số pixel biểu thị độ dày của nét vẽ. Màu của nét vẽ là màu FG

- Tô màu vùng đường dẫn bằng cách nháy chuột vào nút lệnh Fill Path trong bảng tuỳ chọn. Màu được tô mặc định là màu FG.

Bài 1 trang 159 Tin học 10: Thiết kế các hình tròn đồng tâm

Em hãy thiết kế ba hình tròn đồng tâm như Hình 12.

Thiết kế các hình tròn đồng tâm (ảnh 1)

Hướng dẫn thực hiện:

Dùng kĩ thuật tạo đường viền để tạo các hình tròn theo thứ tự từ ngoài vào trong. Mỗi hình tròn được tạo trên một lớp riêng. Quá trình thiết kế được gợi ý ở Hình 13.

Thiết kế các hình tròn đồng tâm (ảnh 2)

Lời giải:

- Tạo file mới bằng lệnh File\ New sau đó chọn độ phân giải và nhấn OK.

Thiết kế các hình tròn đồng tâm (ảnh 3)

- Vẽ hình tròn sau đó đổ màu cho hình tròn đó.

Thiết kế các hình tròn đồng tâm (ảnh 4)

- Tạo 1 Layer mới bằng cách vào Layer\ New layer và đặt tên cho layer là đường viền 1.

- Vẽ trên layer này một hình tròn màu trắng có kích thước bé hơn kích thước của hình tròn ban đầu, đồng tâm bằng cách nhấn vào hình tròn của layer trước và thu bé hình tròn này lại.

- Nhấn Ctrl + X để cắt phần bên trong hình tròn, cho hình tròn trở thành viền tròn.

Thiết kế các hình tròn đồng tâm (ảnh 5)

- Thực hiện tương tự đối với các hình tròn tiếp theo, chỉ khác các vòng tròn sau có bán kính của hình tròn nhỏ dần. Thực hiện đến hình tròn thứ 3 thì ta được hình như yêu cầu.

Thiết kế các hình tròn đồng tâm (ảnh 6)

Bài 2 trang 160 Tin học 10: Thiết kế hình tròn và hình vuông lồng nhau

Em hãy thiết kế hình tròn và hình vuông lồng nhau như Hình 14.

Thiết kế hình tròn và hình vuông lồng nhau (ảnh 1)

Trước hết sử dụng kĩ thuật tạo đường viền để tạo hình tròn và hình vuông (đồng tâm). Giả sử lớp Hình vuông ở trên lớp Hình tròn (Hình 15a). Quay hình vuông để được kết quả như Hình 15b.

Thiết kế hình tròn và hình vuông lồng nhau (ảnh 2)

Sử dụng kĩ thuật lồng hình để đưa hình vuông xuống dưới hình tròn tại 4 điểm giao cắt. Hình 16 gợi ý quá trình thực hiện lồng hình tại điểm giao cắt thứ nhất. Các điểm giao cắt còn lại thực hiện tương tự.

Thiết kế hình tròn và hình vuông lồng nhau (ảnh 3)

Lời giải:

- Tạo file mới bằng lệnh File\ New sau đó chọn độ phân giải, nhấn OK.

Thiết kế hình tròn và hình vuông lồng nhau (ảnh 4)

- Chọn Layer\ New Layer và đặt tên là hình tròn sau đó vẽ hình tròn và đổ màu cho hình tròn đó.

Thiết kế hình tròn và hình vuông lồng nhau (ảnh 5)

- Dùng chuột thu bé từ góc hình tròn lại để vùng chọn bé hơn hình tròn ban đầu sau đó ấn Ctrl + X để có đường viền tròn.

Thiết kế hình tròn và hình vuông lồng nhau (ảnh 6)

- Tương tự ta gọi 1 Layer mới tên là Hình vuông và làm thành hình viền vuông tương tự.

Thiết kế hình tròn và hình vuông lồng nhau (ảnh 7)

- Sau đó ta dùng Rotate để xoay hình vuông thành hình thoi (chú ý tọa độ tâm quay là tâm hình vuông).

Thiết kế hình tròn và hình vuông lồng nhau (ảnh 8)

- Kết quả:

Thiết kế hình tròn và hình vuông lồng nhau (ảnh 9)

- Ta chọn Layer Hình tròn và chọn vùng cần cho hình tròn đè trên hình vuông.

Thiết kế hình tròn và hình vuông lồng nhau (ảnh 10)

- Nhấn Ctrl + C và Ctrl + V liên tiếp sẽ xuất hiện Layer mới, ta đặt tên cho nó là Vùng đè 1 và nhấn kéo cho layer này lên trên layer Hình vuông, vậy là ta đã có một điểm đan xen.

Thiết kế hình tròn và hình vuông lồng nhau (ảnh 11)

- Làm tương tự như vậy với 4 điểm còn lại ta được hình như yêu cầu:

Thiết kế hình tròn và hình vuông lồng nhau (ảnh 12)

Vận dụng trang 161 Tin học 10: Em hãy thiết kế logo “10A5 ICT GROUP” như Hình 17.

Em hãy thiết kế logo “10A5 ICT GROUP” như Hình 17 (ảnh 1)

Lời giải:

- Lấy dữ liệu hình tròn đan xen hình vuông từ bài thực hành trên ta thực hiện tiếp như sau:

- Tô màu Gradient cho nền, chọn màu điểm đầu và điểm cuối phù hợp ta được:

Em hãy thiết kế logo “10A5 ICT GROUP” như Hình 17 (ảnh 2)

- Chèn văn bản như hình yêu cầu: 10A5 và ICT GROUP và chọn định dạng cỡ, màu chữ đúng theo yêu cầu.

Em hãy thiết kế logo “10A5 ICT GROUP” như Hình 17 (ảnh 3)

- Tạo thêm Layer mới đặt tên là Nơ và vẽ 2 hình elip cắt nhau tạo thành hình nơ, các phần hình bỏ cần thiết ta sẽ chọn công cụ để cắt và chỉnh.

Em hãy thiết kế logo “10A5 ICT GROUP” như Hình 17 (ảnh 4)

Câu hỏi trang 162 Tin học 10: Em đồng ý với những phát biểu nào sau đây?

Trong phần mềm thiết kế đồ họa, ví dụ như phần mềm GIMP:

1) Để cho đơn giản, nên thiết kế các đối tượng đồ họa trên cùng một lớp ảnh.

2) Một số chi tiết của một lớp ảnh có thể không nhìn thấy trong ảnh hợp thành.

3) Không cần có lệnh chuyển đổi giữa đường dẫn và vùng chọn.

4) Các kĩ thuật thiết kế với sự hỗ trợ của các lệnh làm việc với lớp ảnh có thể giúp giảm thời gian thiết kế hoặc thay đổi sự hiển thị của ảnh hợp thành.

Lời giải:

Em đồng ý với phát biểu: 2, 4

1) Để cho đơn giản, nên thiết kế các đối tượng đồ họa trên các lớp ảnh khác nhau.

3) Cần có lệnh chuyển đổi giữa đường dẫn và vùng chọn.

- Chuyển đổi giữa đường dẫn và vùng chọn bằng lệnh Select\From Path (hoặc nháy vào nút lệnh Select From path trong bảng tuỳ chọn).

- Để chuyển một vùng chọn thành đường dẫn thực hiện lệnh Select\To Path.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá