SBT Tin học 7 (Cánh diều) Bài 4: Sắp xếp nổi bọt

299

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Tin học 7 (Cánh diều) trang 38, 39 Bài 4: Sắp xếp nổi bọt hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi vở bài tập Tin học 7 Bài 4 từ đó học tốt môn Tin học 7.

Giải SBT Tin học 7 Bài 4: Sắp xếp nổi bọt | Cánh diều

Câu F15 trang 38 SBT Tin học 7“Thực hiện một lượt xét các cặp số kề nhau để đổi chỗ” là một bài toán con khi thực hiện sắp xếp nổi bọt. Giả sử dãy cần sắp xếp gồm 10 số. Hãy chọn những câu đúng:

1) Phải giải 10 bài toán con nói trên.

2) Phải giải 9 bài toán con nói trên.

3) Phải giải 1 bài toán con nói trên.

4) Tùy theo dãy đầu vào mà số lần giải bài toán con khác nhau.

Trả lời:

Câu trả lời đúng là:

4) Tùy theo dãy đầu vào mà số lần giải bài toán con khác nhau.

Câu F16 trang 39 SBT Tin học 7Thao tác “đổi chỗ” là một việc phải làm khi sắp xếp nổi bọt. Giả sử dãy cần sắp xếp gồm 10 số. Hãy chọn câu đúng:

1) Phải thực hiện 10 lần đổi chỗ

2) Phải thực hiện 9 lần đổi chỗ

3) Tùy theo dãy đầu vào mà số lần đổi chỗ khác nhau.

4) Không đổi chỗ lần nào nếu dãy cần sắp xếp đã đúng thứ tự mong muốn.

Trả lời:

Câu trả lời đúng là:

3) Tùy theo dãy đầu vào mà số lần đổi chỗ khác nhau.

4) Không đổi chỗ lần nào nếu dãy cần sắp xếp đã đúng thứ tự mong muốn.

Câu F17 trang 39 SBT Tin học 7Trong bài học trang 88 sách giáo khoa có nêu nhận xét “Chú ý rằng sau lượt đổi chỗ thứ nhất, giá trị lớn nhất là 8 đã ở cuối dãy, đúng vị trí cuối cùng của nó”. Có thể nêu nhận xét tương tự cho các lượt đổi chỗ thứ hai, thứ ba, … hay không?

Trả lời:

Có thể khẳng định điều tương tự cho các lượt đổi chỗ tiếp theo:

- Sau lượt đổi chỗ thứ hai thì giá trị lớn thứ hai đã ở vị trí thứ hai tính từ cuối dãy, đúng với vị trí của nó.

- Sau lượt đổi chỗ thứ ba thì giá trị lớn thứ ba đã ở vị trí thứ ba tính từ cuối dãy, đúng với vị trí của nó.

- Điều này cũng giúp khẳng định rằng cần không quá n-1 lượt đổi chỗ để sắp xếp dãy có n số.

Câu F18 trang 39 SBT Tin học 7Thuật toán sắp xếp nổi bọt chỉ đổi chỗ hai số liền kề sát nhau nên khá chậm. Nếu biết dãy đầu vào đã có thứ tự giảm dần thì theo em nên đổi chỗ như thế nào để được dãy có thứ tự tăng dần nhanh hơn?

Trả lời:

Đổi chỗ đối xứng qua điểm giữa dãy: Đổi chỗ a1 với an; đổi chỗ a2 với an-1; … đổi chỗ ai với an-1+i; … cho đến khi gặp nhau giữa dãy.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tin học 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tìm kiếm tuần tự

Bài 2: Tìm kiếm nhị phân

Bài 3: Sắp xếp chọn

Bài 5: Thực hành mô phỏng các thuật toán tìm kiếm, sắp xếp

Đánh giá

0

0 đánh giá