Soạn bài Ngữ Văn 10 Cánh Diều: Tự đánh giá trang 56

3.4 K

Tài liệu soạn bài Tự đánh giá trang 56 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tự đánh giá trang 56

Câu 1 trang 57 SGK Ngữ văn 10 Tập 1; Từ ngữ nào trong câu Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu đã không thể hiện được thành công ở bản dịch thơ?

A. Hoành sóc

B. Giang sơn

C. Kháp kỉ thu

D. Cả A, B, C

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Đáp án: A

     Hoành sóc có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo, nhưng bản dịc thơ lại là múa giáo, hành động người tráng sĩ múa giáo tuy thể hiện sự dẻo dai, điêu luyện nhưng lại thiếu đi sự mạnh mẽ, quyết đoán, vững trãi của đấng làm trai thời Trần.

Câu 2 trang 57 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Nghệ thuật nào dưới đây được dùng tạo hình ảnh “trang nam nhi”?

A. Tượng trưng

B. Tả thực

C. Trào phúng

D. Huyền thoại

Phương pháp giải:

Đọc và xác định đúng yêu cầu đề bài

Lời giải:

Đáp án: A

      Đặc điểm của nghệ thuật tượng trưng là Tượng trưng nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc thông qua sự phán đoán,trí tưởng tượng chứ không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ.

Câu 3 trang 57 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Dòng nào dưới đây nhận xét đúng về bài thơ Tỏ lòng?

A. Đây là bài thơ Nôm đường luật

B. Đây là bài thơ thất ngôn xen lục ngôn

C. Đây là bài thơ Đường Luật tứ tuyệt đối bằng chữ Hán

D. Đây bài thơ thất ngôn bát cú đường Luật viết bằng chữ Hán

Phương pháp giải:

- Đọc và xác định đúng yêu cầu đề bài,

- Ôn lại những đặc điểm của thơ Đường Luật.

Lời giải:

Đáp án: C.

     Bài thơ viét bằng chữ Hán, với 7 chữ 4 câu.

     Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

Câu 4 trang 57 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Dòng dưới đây thể hiện sự khác biệt giữa bài Tỏ lòng và bài thơ Cảm xúc mùa thu (Thu Hứng - Bài 1) Tự tình (Bài 2) và Thu Điếu?

A. Là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt

B. Là bài thơ Đường luật

C. Là bài thơ Đường

D. Là thơ nôm Đường luật

Phương pháp giải:

- Đọc và xác định đúng yêu cầu đề bài

- Ôn lại những đặc điểm của thơ Đường Luật

Lời giải:

Đáp án: A

     Tỏ lòng thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt còn và bài thơ Cảm xúc mùa thu (Thu Hứng - Bài 1) Tự tình (Bài 2) và Thu điếu là thất ngôn bát cú.

Câu 5 trang 57 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Câu nào dưới đây nêu đúng nội dung chính của bài thơ?

A. Phản ánh lịch sử oanh liệt chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam dưới thời Trần

B. Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước

C. Ca ngợi hào ký và sức mạnh của quân đội thời Trần

D. Thể hiện khí thế làm cho non sông và khát vọng công danh của “trang nam nhi” thời Trần.

Phương pháp giải:

- Đọc và xác định đúng yêu cầu đề bài

- Ôn lại những đặc điểm của thơ Đường Luật

Lời giải:

Đáp án: D. Dựa vào kiến thức đã học về nội dung bài thơ.

Câu 6 trang 57 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Vẻ đẹp của “trang nam nhi” và hình ảnh quân đội thời Trần được thể hiện qua hai câu thơ đầu của bài thơ Tỏ lòng.

Phương pháp giải:

Đọc và xác định đúng yêu cầu đề bài.

Lời giải:

     Phạm Ngũ Lão đã gieo vào lòng người đọc ấn tượng về con người phi thường, con người khổng lồ. Sự phi thường của con người được thể hiện ngay trong hành động hoành sóc. Con người thời Trần không chấp nhận hành động tầm thường (cẩm giáo, múa giáo) mà phải là cầm ngang ngọn giáo. Phải hoành sóc thì mới oai phong, lẫm liệt, thì mới dũng mãnh, hiên ngang. Phải hoành sóc thì mới đầy thách thức, ngạo nghễ. Phải hoành sóc thì mới thể hiện rõ tinh thần chủ động trấn thủ. Và có lẽ chiến trường, trận địa chưa phải là không gian thể hiện được hết tầm vóc to lớn của con người thời đại này nên Phạm Ngũ Lão lựa chọn cả giang sơn rộng lớn. Tương xứng với không gian cao rộng bao la là thời gian trường cửu kháp kỉ thu. Chiếc giáo của con người thời đại như đo được cả bề rộng, chiều dài vũ trụ. Theo đó, chủ thể của hành động, chủ nhân của cây trường giáo cũng vì thế mà trở nên kì vĩ khôn cùng. Trong câu thơ đầu này, hình tượng con người được khắc họa ở khí phách hiên ngang. Khí phách đó được nhân lên gấp bội khi Phạm Ngũ Lão nói về đội quân hùng mạnh vô song của mình ở câu thơ thứ hai. Chỉ bằng phép so sánh (ì hổ) và nghệ thuật ẩn dụ (Khí thôn ngưu), nhà thơ đã lột tả một cách chân xác, hùng tráng về khí thế cường địch, vũ bão của quân đội nhà Trần. Tướng quân họ Phạm có phần phóng đại khi đem sức mạnh các loài mãnh thú để nói về sức mạnh con người thời đại mình. Nhưng tất cả có thể lí giải từ niềm tin, niềm tự hào về đội quân của ông.

Câu 7 trang 57 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: “Nợ công danh” là gì? Em hãy nêu và phân tích ý nghĩa tích cực của quan niệm này trong thời Trần và đối với tuổi trẻ ngày nay?

Phương pháp giải:

- Đọc và xác định đúng yêu cầu đề bài.

- Tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng của “nợ công danh”

- Liên hệ với ngày nay.

Lời giải:

Nợ công danh được hiểu theo hai nghĩa:

- Theo tinh thần Nho giáo, nam nhi phải lập công danh, đây là lý tưởng sống cao đẹp của nam nhi thời phong kiến

      + Lý tưởng này cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, nhụt chí để sống có ích hơn.

      + Nợ công danh chính là món nợ cần phải trả của đấng nam nhi giữa trời đất.

- Cách hiểu thứ hai, nợ công danh được hiểu chưa hoàn thành trách nhiệm với đất nước, dân tộc.

      + Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ chí làm trai phải chống giặc.

→ Nợ công danh hay chí làm trai chính là việc ý thức trách nhiệm với dân, với nước của Phạm Ngũ Lão là quan niệm cao đẹp, có nghĩa tích cực với mọi người.

     Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, Nỗ lực hết mình và không ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.

Câu 8 trang 57 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Em hiểu thế nào về câu: “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”?

Phương pháp giải:

- Đọc lại tác phẩm

- Xác đúng yêu cầu đề bài và liên hệ với những kiến thức bên ngoài.

Lời giải:

     Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão là một nỗi thẹn khiêm tốn và thanh cao, là nỗi thẹn có giá trị nhân cách. Nỗi thẹn ấy không làm cho con người trở nên nhỏ bé mà trái lại nâng cao phẩm giá con người. Đó là cái thẹn của một con người có lý tưởng, hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường. Nỗi thẹn của một con người luôn dành trọn cái tâm cho đất nước, cho cộng đồng. Như vậy, Phạm Ngũ Lão vừa đề cao cái chí, vừa đề cao cái tâm của con người Việt Nam đời Trần. Đó chính là con người hữu tâm trong thơ ca trung đại Việt Nam. Ông vốn là một gọi là văn võ song toàn, là người lập được nhiều công và đặc biệt là có công lớn trong chiến thắng quân Mông Nguyên. Ấy vậy mà ông vẫn cảm thấy thẹn khi nghe người đời kể về Vũ Hầu( Gia Cát Lượng). Ông cảm thấy là ông chưa bằng Vũ Hầu- một người nổi tiếng lập được nhiều công danh. Ông biết lấy vĩ nhân ra mà làm gương để noi theo, cố gắng để tận trung báo quốc. Điều đó cho thấy ông là một người khiêm tốn, nhân cách cao cả.

Câu 9 trang 57 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Lý tưởng và khát vọng của chủ thể trữ tình đã được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ cuối của bài thơ?

Phương pháp giải:

- Đọc lại tác phẩm

- Xác đúng yêu cầu đề bài và liên hệ với những kiến thức bên ngoài.

Lời giải:

     Lý tưởng và khát vọng của Phạm Ngũ Lão dù rằng đã lập được rất nhiều công danh nhưng vẫn cảm thấy bản thân mình quá nhỏ bé, tựa như hạt cát giữa sa mạc mênh mông, đồng nghĩa với việc ông ý thức được rằng món nợ công danh đã trả chẳng thấm tháp vào đâu, mà vẫn còn phải cố gắng trả nhiều hơn nữa thì mới xứng với phận nam nhi, xứng với Tổ quốc. Từ những biểu hiện trên ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Phạm Ngũ Lão trước hết là ở ý chí nỗ lực muốn theo gương người xưa lập công danh cho xứng tầm, thứ hai ấy là lý tưởng, chí lớn mong muốn lập được công danh sánh ngang với nhân vật lịch sử lỗi lạc. Có thể nói rằng nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão là nỗi thẹn của một nhà nho có nhân cách lớn, cũng là nỗi thẹn của một người dân yêu nước khi mà cái họa xâm lăng vẫn đang treo lơ lửng trước mắt.

Câu 10 trang 57 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Hãy hình dung và vẽ hoặc miêu tả bằng lời hình ảnh “trang nam nhi” và “hào khí Đông A” (hào khí thời Trần) trong bài thơ Tỏ lòng.

Phương pháp giải:

- Đọc lại tác phẩm

- Xem lại ý nghĩa và cách sử dụng của “trang nam nhi”

- Xác đúng yêu cầu đề bài và liên hệ với những kiến thức bên ngoài.

Lời giải:

- Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão mang cái hào khí hào hùng của thời đại đó:

 + Vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, với lý tưởng, nhân cách lớn.

 + Vẻ đẹp của sức mạnh thời đại, khí thế hùng tráng.

- Bức tranh chân dung của người anh hùng

 + Vẻ đẹp của vị tráng sĩ mang hào khí anh hùng đang giương ngang ngọn giáo bảo vệ quê hương.

 + Bản dịch: "Múa giáo": tư thế động, ngang tàng

 + Bản chữ Hán: "Hoành sóc"( cầm ngang ngọn giáo): Sự chắc chắn, hiên ngang, khí phách của người anh hùng chí lớn.

=> Vẻ đẹp của người anh hùng hiên ngang, luôn trong tư thế cầm giáo sẵn sàng bảo vệ quê hương.

 + "Giang sơn": Không gian rộng lớn đối lập với hình ảnh của người anh hùng => Hình ảnh ước lệ trong thơ Đường luật => Nhấn mạnh vẻ đẹp của hình tượng người tráng sĩ.

 + "Kháp kỉ thu": thời gian đã qua mấy thu: Sự dẻo dai, ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc dù trải qua bao thu.

 + Âm điệu thơ khỏe khoắn, vang vọng hào khí Đông A.

- Đoàn quân nhà Trần với khí thế át người:

 + Hình ảnh đoàn quân hiện lên thật tráng lệ, hào hùng.

 + Hình ảnh thơ ở đây được mở rộng ra. Câu trên chỉ có người anh hùng thì ở dưới là hình ảnh của đoàn quân "tam quân" đông đúc.

 + Phép so sánh "tam quân tì hổ": Ba quân (tiền quân, trung quân, hậu quân) của nhà Trần có sức mạnh to lớn, ví như mãnh hổ chốn rừng xanh.

 + Hình ảnh ước lệ "khí thôn ngưu": Khí thế của đoàn quân mạnh mẽ, hùng dũng có thể "nuốt trôi trâu". Hoặc có thể hiểu khí thế ấy át cả sao Ngưu trên trời.

→ Khái quát hình ảnh của những chiến binh nhà Trần khi xung trận với khí thế ngút trời, sức mạnh to lớn.

- Hai câu cuối: Khát vọng lập công danh, báo đền Tổ quốc.

 + Ý chí của người con thời Trần: Phải lập được công danh mới xứng đáng, mới thỏa chí làm trai.

 + Quan điểm Nho giáo: Thân là nam nhi, phải lập được công danh để xứng đáng với cái chí lớn ở đời.

 + Phạm Ngũ Lão cả đời cống hiến cho sự nghiệp binh nghiệp của nhà Trần nhưng chưa bao giờ ông cảm thấy đủ và thỏa mãn.

 + Trong tâm tư của ông, lúc nào cũng mang nặng món nợ công danh với đất nước mà cảm thấy "thẹn" khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

 + "Thẹn": Sự thẹn thùng của ông đã làm nổi bật cái tâm đầy trong sáng, tâm hồn nhiệt huyết, nhân cách cao cả, nâng tầm vị thế của ông.

Hai câu thơ như lời bộc bạch, tâm tình của tác giả

Đánh giá

0

0 đánh giá