Nhà Rông trang 95, 96, 97 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 (Kết nối tri thức)

2.2 K

Với soạn bài Nhà Rông trang 95, 96, 97 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 (Kết nối tri thức)hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt tiếng Việt lớp 3.

Nhà Rông trang 95, 96, 97 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Đọc: Nhà rông trang 95, 96

Khởi độngQuan sát tranh và nói về các cảnh vật được vẽ trong tranh. Cảnh vật đó gợi cho em nghĩ đến nơi nào trên đất nước ta?

Trả lời:

Cảnh vật trong tranh bao gồm: buôn làng, nhà rông, đàn voi, con người với bộ trang phục dân tộc, cây cối…Những cảnh vật này làm em gợi nhớ tới vùng đất Tây nguyên.

* Đọc văn bản:

Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đồ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái nhà rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.

Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rỗng khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,... Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

Người Tây Nguyên nào cũng yêu thích nhà rông, ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người.

(Theo Ay Dun và Lê Tấn)

* Nội dung chính: Bài đọc “Nhà rông” kể về một kiểu nhà đặc trưng của người dân Tây Nguyên. Nó có một kích thước và kiểu dáng vô cùng độc lạ. Kiến trúc độc đáo gắn liền với nhiều kỉ niệm của người dân nơi đây. Đặc biệt để xây dựng hoàn thiện một ngôi nhà như vậy phải cần tới sức mạnh của nhiều người trong buôn làng.

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? Câu văn nào trong bài giúp em nhận ra điều đó?

Trả lời:

Đặc điểm nổi bật của nhà rông là mái nhà.

Những câu nào trong bài giúp em nhận ra điều đó:

Ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đồ xuống chảy xuôi tuồn tuột.

Câu 2 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kiến trúc bên trong của nhà rông có gì đặc biệt?

Trả lời:

Kiến trúc bên trong nhà rỗng khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,...

Câu 3 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đóng vai một người dân Tây Nguyên, giới thiệu những hoạt động chung thường diễn ra ở nhà rông.

Trả lời:

Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng

Câu 4 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông?

Trả lời:

Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

Câu 5 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 3: Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài.

Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài trong Câu 5 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 3 (ảnh 1)

Trả lời:

Thứ tự các đoạn trong bài:

1. Hình dạng bên ngoài của nhà rông

2. Kiến trúc bên trong vủa nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng

3. Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông

Nói và nghe trang 96

Câu 1 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 3Nói và nghe

Nói và nghe trong Câu 1 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 3 (ảnh 1)

Trả lời :

Quê hương em ở Vĩnh Phúc thuộc Trung du Miền núi Bắc Bộ. Ở đây có khu du lịch Tam Đảo nơi nổi tiếng bởi những cánh rừng nguyên sinh nên có khí hậu mát mẻ, kết hợp với cảnh sắc thiên nhiên vừa thơ mộng, vừa huyền ảo, mệnh danh là “Đà Lạt ở phía Bắc”. Sản phẩm nổi tiếng. Vĩnh Phúc có nhiều món ăn ngon đặc sản nổi tiếng như: bánh ngõa Lũng Ngoại, bánh trùng mật mía Vĩnh Tường…Diều khiến du khách nhớ tới nhất khi tới với quê hương em chính là sự thân thiện cũng như hiếu khách của người dân nơi đây.

Câu 2 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hãy nói 1-2 câu mời bạn bè (hoặc du khách) đến với quê hương em.

Trả lời:

Quê hương mình tuy không đông đúc, ồn ã nhưng đến đây mọi người sẽ cảm nhận được không khí trong lành, ánh năng ban mai rọi qua từng kẽ lá, tiếng chim líu lo vào mỗi sớm mai. Thật yên bình và tĩnh lặng, khi mọi người đã mệt mỏi và bề bộn với những ồn ào bon chen của thành phố.

Viết trang 97

Câu 1 trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nghe viết: Nhà rông (từ đầu đến cuộc sống no ấm)

Trả lời:

Nhà rông

Viết trang 98 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

* Chú ý cách viết:

- Chú ý viết hoa tên riêng và các chữ cái đầu câu: Tây Nguyên, ….

- Chú ý các từ dễ viết sai: buôn làng, nhà rông, lưỡi rìu, ….

Câu 2 trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn sơ hoặc xơ thay cho ô vuông

Viết trang 98 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời :

Sơ lược, xơ xác, sơ sài, xơ cứng.

Sơ xuất, sơ đồ, xơ dừa, xơ mướp.

Câu 3 trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 3: Làm bài tập a hoặc b

Viết trang 98 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời :

a.

Rừng Tây Nguyên đẹp vì cảnh sắc thiên nhiên. Khi những con mưa đầu mùa đổ xuống, bầu trời vẫn trong. Rừng mát mẻ, xanh tươi. Các đồi gianh vươn lên và cỏ non bò lan ra mặt suối, như choàng cho rừng một chiếc khăn lấp lánh kim cương. Mặt trời xuyên qua kẽ lá, sưởi ấm những con suối trong vắt.

b.

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến. Những cánh buồm ướt át như những cánh chim trong mưa. Thuyền nào cung tôm cá đầy khoang. Nhũng con cá song khỏe, giãy đành đạch.

Câu hỏi trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vẽ cảnh đẹp quê hương và viết 2-3 câu giới thiệu bức tranh em vẽ.

Trả lời:

 Vẽ cảnh đẹp quê hương và viết 2-3 câu giới thiệu bức tranh em vẽ. (ảnh 1)

Bức tranh vẽ cảnh đẹp quê hương vào buổi chiều. Xa xa là những dãy núi, những hàng cau cao vút với cánh đồng rộng mênh mông. Dưới ruộng, các cô bác nông dân đang cấy lúa.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 20: Tiếng nước mình

Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng

Bài 23: Hai Bà Trưng

Bài 24: Cùng Bác qua suối

Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Mạnh Nguyễn

Mạnh Nguyễn

2023-04-10 20:54:17
Hay