Giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 106, 107, 108, 109 Bài 24: Cùng Bác qua suối | Kết nối tri thức

785

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời Giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 106, 107, 108, 109 Bài 24: Cùng Bác qua suối | Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Tiếng việt lớp 3 Bài 24 từ đó học tốt môn Tiếng việt lớp 3.

Giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 106, 107, 108, 109 Bài 24: Cùng Bác qua suối | Kết nối tri thức

Đọc: Cùng Bác qua suối trang 106, 107

* Khởi động: Cùng bạn nghe một bài hát về Bác Hồ và nêu cảm xúc của em khi nghe bài hát đó.

Trả lời:

- Cùng bạn nghe bài: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”

- Cảm xúc: yêu mến, tự hào.

* Đọc văn bản:

Giải Tiếng Việt lớp 3 trang 106, 107 Tập 2 | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Giải Tiếng Việt lớp 3 trang 106, 107 Tập 2 | Kết nối tri thức (ảnh 2)

Đọc: Cùng Bác qua suối trang 108, 109 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

 

 

* Nội dung chính: Bác Hồ ân cần nhắc nhở những chiến sĩ cảnh vệ đi cùng trong một chuyến đi công tác. Trong chuyến đi lội suối vất vả này, Bác để ý và dặn dò tới những chi tiết nhỏ nhất như hòn đá có rêu dễ ngã để người sau không đi phải nữa, rồi ấm áp hỏi thăm anh chiến sĩ khi bị sảy chân. Bác quả là một vị lãnh tụ yêu nước thương dân.

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 3: Những chi tiết nào (ở đầu câu chuyện) cho thấy Bác rất cẩn thận khi qua suối?

Trả lời:

Bác cẩn thận, vừa đi vừa dò mực nước.

Thỉnh thoảng Bác nhắc các chiến sĩ đi sau: “Chỗ này nước sâu, khéo ướt quần áo”, “Chỗ này rêu trơn, đi cẩn thận”.

Câu 2 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chuyện gì xảy ra khi Bác gần qua được suối?

Trả lời:

Gần qua suối, chợt Bác trượt chân, suýt ngã.

Câu 3 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 3: Biết hòn đá có rêu trơn, Bác đã làm gì? Vì sao Bác làm như vậy?

Trả lời:

Biết hòn đá có rêu trơn, Bác cúi xuống, nhặt hòn đá đặt lên bờ

Câu 4 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 3: Sắp xếp các sự việc cho đúng với trình tự trong câu chuyện

Sắp xếp các sự việc cho đúng với trình tự trong câu chuyện (ảnh 1)

Trả lời:

Các sự việc đúng trình tự:

- Một chiến sĩ sẩy chân ngã.

- Bác dừng lại đợi và nhắc nhở anh chiến sĩ

- Anh chiến sĩ quay lại kê hòn đá cho chắc

- Hai bác cháu tiếp tục lên đường

Câu 5 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 3: Câu chuyện Cùng Bác qua suối cho thấy phẩm chất nào của Bác.

Trả lời:

Phẩm chất: cẩn thận, gần gũi, yêu thương tất cả mọi người…

Đọc mở rộng trang 108

Câu 1 trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam (hoặc người có công với đất nước) và viết vào phiếu đọc sách theo mẫu.

Đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam (ảnh 1)

Trả lời:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên bài: Thánh Gióng

Tên cuốn sách: Thánh Gióng

Tác giả: Dân gian, Nhà xuất bản Mĩ Thuật

Công lao của người đó: Diệt giặc Ân xâm lược.

Tên vị thần: Thánh Gióng

Mức độ yêu thích: 5 sao.

Câu 2 trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể với bạn về công lao của vị thần (hoặc người có công với đất nước) trong bài đọc.

Trả lời:

Thánh Gióng diệt giặc Ân xâm lược vào thời Hùng Vương thứ 6.

Luyện tập trang 108, 109

* Luyện từ và câu:

Câu 1 trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 3: Giới thiệu một lễ (hoặc hội) mà em biết

Trả lời:

Tên lễ hội

Địa điểm tổ chức lễ hội

Các hoạt động trong lễ hội

Lễ hội Gióng

làng Gióng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội)

Lễ rước cờ, rước cơm chay, hội trận, lễ khao quân, lễ duyệt quân, tạ ơn thánh, lễ rửa khí giới, …

Câu 2 trang 109 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn dấu câu thích hợp để đánh dấu lời nói của nhân vật trong đoạn dưới đây.

Những cái tên đẹp

Luyện tập trang 108, 109 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Những cái tên đẹp

Một lần, Bác đến thăm nhà một thầy giáo. Bác hỏi: “Chú được mấy cháu?” Thầy giáo trả lời: “Dạ, hai cháu ạ. Cháu lớn là Thu Sơn, cháu nhỏ là Thu Thuỷ”. Bác cười hiền lành: “Chú dạy Văn nên thích núi mùa thu, nước mùa thu. Bác đến thôn nọ, thấy gia đình đặt tên con là Khoai, Thóc. Những cái tên ấy đẹp đấy chứ!”

(Theo Trần Đương)

Câu 3 trang 109 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết một câu hỏi và một câu trả lời về lễ hội, trong đó có dùng dấu gạch ngang.

Trả lời

A hỏi:

- Hội Lim diễn ra vào dịp nào hàng năm?

B trả lời:

- Được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm.

Câu 4 trang 109 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang trong đoạn văn dưới đây:

Luyện tập trang 108, 109 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời

Công dụng dấu ngoặc kép là: Đánh dấu phần trích dẫn lời người khác

Công dụng dấu gạch ngang là: Dấu gạch ngang để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

* Luyện viết đoạn:

Câu 1 trang 109 sgk lớp 3: Viết đoạn văn về một nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc

Trả lời:

Nhân vật em muốn kể sau đây là tuổi thơ của rất nhiều bạn nhỏ, đó chính là chú mèo máy Doraemon. Doraemon là nhân vật chính trong bộ truyện tranh cùng tên của họa sĩ người Nhật Bản Fujiko F. Fujio. Mèo máy Doraemon là một nhân vật rất tốt bụng, khi cần sẽ sử dụng bảo bối của mình để giúp đỡ mọi người xung quanh. Đặc biệt mèo máy có một tình bạn vô cùng cao đẹp với Nobita- một cậu bé ngốc nghếch. Họ luôn đi cùng nhau, luôn tâm sự, giúp đỡ nhau mọi lúc mọi nơi. Đó là thứ tình cảm vô cùng trong sáng mà bất cứ ai cũng cảm thấy thật ao ước và ngưỡng mộ.

Câu 2 trang 109 sgk lớp 3Trao đổi bài làm trong nhóm để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay.

Trả lời:

Học sinh chia sẻ đoạn văn vừa viết với các bạn cùng lớp và chỉnh sửa góp ý cho nhau.

Câu hỏi trang 109 sgk lớp 3Sưu tầm tranh, ảnh, bài thơ, bài văn về Bác Hồ.

Trả lời:

Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 23: Hai Bà Trưng

Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích

Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta

Bài 27: Thư của ông Trái Đất 

Bài 28: Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá