Giải SBT Địa lí 10 trang 33 | Chân trời sáng tạo

237

Với giải SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo trang 33 chi tiết trong Bài 10: Mưa giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí 10 trang 33 | Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 33 SBT Địa lí 10: Em hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (......) trong đoạn văn sau:

Mưa là nước rơi ở trạng thái ........................... hay ……................ từ các đám mây xuống bề mặt Trái Đất. Để mưa rơi xuống đất, các hạt giọt nước phải thắng được ……….... và …….................trên đường đi của chúng. Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất gồm 5 nhân tố: ………..............., ........................, ………………, ……………………., …………………….. Lượng mưa được phân bố khác nhau theo ……………………. và ………………....

Lời giải:

Mưa là nước rơi ở trạng thái lỏng hay rắn từ các đám mây xuống bề mặt Trái Đất. Để mưa rơi xuống đất, các hạt giọt nước phải thắng được sức cản của không khí và sự bay hơi trên đường đi của chúng. Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất gồm 5 nhân tố: khí áp, Frông, gió, dòng biển, địa hình. Lượng mưa được phân bố khác nhau theo vĩ độ và theo khu vực

Câu 2 trang 33 SBT Địa lí 10: Trung đang thắc mắc vì sao trên Trái Đất có những khu vực mưa nhiều, những khu vực mưa rất ít. Em hãy đóng vai thầy hoặc cô giáo, giải thích các câu hỏi về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa của Trung nhé.

1. Vì sao những vùng khí áp thấp lại có lượng mưa lớn?

...................................................................................................................

2. Ngược lại, vì sao những vùng khí áp cao lại mưa rất ít hoặc không có mưa?

...................................................................................................................

3. Frông là gì? Tại sao frông thường gây ra mưa?

...................................................................................................................

4. Mô tả đặc điểm mưa ở frông nóng và frông lạnh.

...................................................................................................................

5. Mưa frông hay mưa dải hội tụ là gì?

...................................................................................................................

6. Hãy cho ví dụ về vai trò của gió đến hình thành mưa ở một địa điểm.

...................................................................................................................

7. Tại sao dòng biển nóng lại gây mưa nhiều?

...................................................................................................................

8. Ngược lại, vì sao những khu vực có dòng biển lạnh chảy qua lại mưa ít?

...................................................................................................................

9. So sánh lượng mưa ở sườn núi đón gió và sườn núi khuất gió.

...................................................................................................................

10. Vì sao ở những sườn núi, đỉnh núi cao thường ít mưa?

...................................................................................................................

Lời giải:

Yêu cầu số 1: Vì sao những vùng khí áp thấp lại có lượng mưa lớn?

- Do đây là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa.

Yêu cầu số 2: Ngược lại, vì sao những vùng khí áp cao lại mưa rất ít hoặc không có mưa?

- Do các vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa.

Yêu cầu số 3: Frông là gì? Tại sao frông thường gây ra mưa?

- Frông là lớp tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau.

- Frông thường gây mưa vì dọc các Frông nóng và Frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí đã gây nên các nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.

Yêu cầu số 4: Mô tả đặc điểm mưa ở frông nóng và frông lạnh.

- Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt.
- Frông lạnh thường có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn Frông nóng.

Yêu cầu số 5: Mưa frông hay mưa dải hội tụ là gì?

- Mưa frông hay mưa dải hội tụ là miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.

Yêu cầu số 6: Hãy cho ví dụ về vai trò của gió đến hình thành mưa ở một địa điểm.

- Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, hơi nước được đẩy lên cao, ngưng kết tạo thành mây và gây ra mưa, càng vào sâu trong lục địa, hơi nước càng bốc hơi nhiều nên mưa càng ít.

Yêu cầu số 7: Tại sao dòng biển nóng lại gây mưa nhiều?

- Dòng biển nóng gây mưa nhiều vì không khí nơi dòng biển nóng chảy qua bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa.

Yêu cầu số 8: Ngược lại, vì sao những khu vực có dòng biển lạnh chảy qua lại mưa ít?

- Những khu vực có dòng biển lạnh chảy qua lại mưa ít vì không khí bị lạnh, co lại, hơi nước không thể bốc hơi lên được nên không thể hình thành mây và gây mưa.

Yêu cầu số 9: So sánh lượng mưa ở sườn núi đón gió và sườn núi khuất gió.

- Sườn núi đón gió thường mưa nhiều

- Sườn núi khuất gió thường mưa ít.

Yêu cầu số 10: Vì sao ở những sườn núi, đỉnh núi cao thường ít mưa?

- Ở những sườn núi, đỉnh núi cao thường ít mưavì đến một độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa.

Đánh giá

0

0 đánh giá